Nội dung của công tác quản trị rủi ro Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 29)

Bất kể loại rủi ro nào, công tác quản trị rủi ro nói chung đều bao gồm các buớc cơ bản sau:

- Xây dựng chiến luợc quản trị rủi ro, tổ chức quản trị rủi ro

- Nhận diện rủi ro: nhằm xác định các loại rủi ro, đặc tính, nguyên nhân

của từng loại rủi ro mà Ngân hàng đang phải đối mặt

- Đo luờng (luợng hóa) rủi ro: nhằm luợng hóa mức độ ảnh huởng của rủi ro đến thu nhập/vốn của Ngân hàng. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro. Nếu nhu ngân hàng không đo luờng đuợc rủi ro thì cũng sẽ không thể kiểm soát đuợc nó.

- Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế rủi ro: các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế rủi ro rất đa dạng và tùy thuộc vào từng loại rủi ro, tuy nhiên, một cách chung nhất có thể phân loại vào bốn nhóm:

+ Tránh rủi ro: quyết định không thực hiện một nghiệp vụ nào đó

+ Giảm rủi ro: thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm xác suất xảy ra tổn thất hay các tác động của nó (ví dụ yêu cầu bên vay thế chấp TSBĐ)

+ Chuyển rủi ro: việc chuyển rủi ro đến một đối tác thứ ba có thể đuợc thực hiện thông qua các hợp đồng bảo hiểm hoặc các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhờ vào các công cụ phái sinh nhu hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tuơng lai, hợp đồng hoán dổi...

+ Chấp nhận rủi ro: chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định (đua ra giới hạn rủi ro chấp nhận đuợc) mà không thực hiện giảm hoặc chuyển rủi ro vì lý do tốn kém.

Với RRTD là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thể rủi ro của hoạt động ngân hàng, ảnh huởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, công tác quản trị RRTD bao gồm các buớc cụ thể nhu sau:

Xây dựng chiến luợc, tổ chức quản trị Nhận biết RRTD Đo luờng RRTD Biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Chiến lược quản trị RRTD là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đich, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát RRTD của ngân hàng, được xây dựng trên những căn cứ cơ bản sau:

- Các chính sách, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, các quy định của cơ quan quản lý, tình hình hoạt động hiện tại và dự báo rủi ro...

- Xem xét đến thị trường mục tiêu, nguồn lực vật chất và trình độ cán bộ, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đặc thù hoạt động của ngân hàng khi hoạch định chiến lược;

- Căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc quản trị RRTD

+ Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng, tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra;

+ Có bộ phận quản trị RRTD riêng, hoạt động độc lập; + Thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý;

+ Quản trị RRTD được thực hiện trên toàn bộ danh mục cho vay cũng như đối với từng khoản vay riêng lẻ;

+ Quản trị RRTD đặt trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác; + Cân bằng giữa chi phí quản trị RRTD và lợi ích thu về.

Nhận biết rủi ro tín dụng

Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

- Giảm số dư tài khoản tiền gửi một cách bất thường, tăng mức sử dụng

bình quân trong các tài khoản;

- Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu thực tế;

- Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi, mức độ vay thường xuyên gia tăng, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn;

- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất.

Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng

- Ban điều hành bất đồng, độc đoán hoặc quá phân tán, khả năng ứng phó, hoạch định kém;

- Thuyên chuyển nhân viên thường xuyên;

- Quản lý có tính gia đình, có các chi phí quản lý bất hợp lý (quá xa xỉ, hình thức, lẫn lộn chi phí cá nhân và công ty).

Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại: khó khăn về thị trường tiêu thụ, công nghệ thay đổi...

Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán

- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu hoặc trì hoãn nộp báo cáo tài chính; - Phân tích tài chính cho thấy: cơ cấu vốn mất cân đối, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có, lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán, số khách hàng nợ gia tăng và thời hạn thanh toán của các con nợ kéo dài, hoạt động lỗ, làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra các tài sản vô hình, thường xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng, tăng giá trị quá cao thông qua việc tính lại tài sản, lệ thuộc vào sản phẩm bất thường để tạo lợi nhuận, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, hệ số khả năng thanh toán diễn biến theo chiều hướng xấu, khó khăn trong thanh toán lương, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, có biểu hiện giảm vốn điều lệ.

Đo lường rủi ro tín dụng

RRTD được đo lường thông qua các mô hình định tính: 6C, kiểm tra tín dụng hoặc các mô hình định lượng: điểm số Z, điểm số tín dụng, mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor) (chi tiết tại phụ lục số 01);

Biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng

- Nâng cao chất lượng thẩm định;

- Tăng cường hiệu quả bảo đảm tín dụng; - Xử lý nợ xấu, nợ quá hạn dứt điểm; - Đa dạng hóa danh mục đầu tư; - Tăng cường khả năng quản lý rủi ro; - Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; - Thực hiện bảo hiểm tín dụng; - Thực hiện mua bán nợ;

- Sử dụng công cụ tài chính phái sinh; - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w