Về quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 72)

Quy trình tín dụng có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyên môn hóa, có bộ phận chuyên trách thực hiện việc thẩm định. Quy trình cấp tín dụng thông thường bao gồm các bước sau:

- Tiếp thị khách hàng và nhận hồ sơ - Phân tích, thẩm định

- Phê duyệt cấp tín dụng - Giải ngân

- Giám sát và kiểm soát - Điều chỉnh tín dụng - Thu nợ, lãi, phí

- Xử lý thu hồi nợ quá hạn - Thanh lý hợp đồng tín dụng

Ở mô hình tín dụng phân tán (áp dụng từ năm 2011 về trước), Phòng Khách hàng (PKH)ZPGD tại Chi nhánh sẽ thực hiện tất cả các bước của quy trình cấp tín dụng với khách hàng đủ điều kiện trong mức ủy quyền phán quyết (UQPQ) của Chi nhánh và Phòng QLRR tại Chi nhánh chỉ có vai trò thẩm định rủi ro độc lập trong một số trường hợp, chủ yếu cảnh báo rủi ro và mang tính chất tham khảo, chưa thực sự thẩm định sâu về khách hàng, phương án/Dự án.

Tuy nhiên, từ mô hình chuyển đổi giai đoạn 1 (áp dụng năm 2012) đã có riên5g một bộ phận thẩm định độc lập và chuyên sâu đối với tất cả các hồ sơ tín dụng của Phòng Khách hàng tại Chi nhánh. Phòng Khách hàng sẽ tập trung vào việc tìm kiếm, chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin, lập báo cáo đề xuất phục vụ cho phòng QLRR tại Chi nhánh thẩm định, giải ngân, thu nợ thay vì thực hiện nhiều công việc cùng một lúc (vừa tìm kiếm khách hàng, vừa thẩm định, vừa giải ngân, thu nợ,...) dễ dẫn đến quá tải công việc, không có thời gian

kiểm tra, giám sát hoạt động của khách hàng thường xuyên, chất lượng thẩm định không cao, dễ thông đồng với khách hàng lách các quy định...dẫn đến RRTD. Phòng QLRR tại Chi nhánh đóng vai trò chủ yếu trong việc thẩm định trên cơ sở thông tin do phòng Khách hàng cung cấp để trình Ban lãnh đạo Chi nhánh/HĐTD cơ sở/trình TSC quyết định. Đây là bước đệm để tiến tới mô hình quản lý tín dụng tập trung tại Trụ sở chính, góp phần hạn chế rủi ro ở mức tối đa.

Ở mô hình chuyển đổi giai đoạn 1, phòng QLRR tại Chi nhánh thực hiện công tác thẩm định vẫn bộc lộ những điểm yếu nhất định như: chưa phân tách chức năng QLRR và tác nghiệp, đội ngũ cán bộ thẩm định không đồng đều nên chất lượng thẩm định chưa cao; đồng thời Phòng QLRR vẫn nằm trong nội bộ Chi nhánh nên việc thẩm định có thể không khách quan do chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc hoặc các tác động khác dẫn tới việc lách các quy định. Ngoài ra, ở giai đoạn 1 cũng như mô hình phân tán, việc giải ngân vẫn do Chi nhánh toàn quyền thực hiện, ưu điểm là tăng tính chủ động và phục vụ khách hàng nhanh nhất nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro từ việc không kiểm soát được chứng từ giải ngân đủ, đúng, hoặc việc thực hiện các điều kiện tín dụng. Thực tế đã có nhiều trường hợp xảy ra như: (i) vẫn giải ngân mặc dù chứng từ chưa đúng, đầy đủ (do trình độ cán bộ trẻ còn hạn chế hoặc thông đồng, linh động cho khách hàng); (ii) vẫn giải ngân mặc dù chưa thực hiện/chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện giải ngân do TSC yêu cầu.

Vì vậy, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là cần có bộ phận thẩm định chuyên nghiệp, chuyên sâu, khách quan cũng như bộ phận kiểm soát việc giải ngân tại TSC để nâng cao chất lượng thẩm định và giám sát việc thực hiện các điều kiện tín dụng, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro xảy ra. Tại mô hình chuyển đổi giai đoạn 2, Phòng KH tại Chi nhánh thực hiện bước tìm kiếm khách hàng, lập báo cáo đề xuất, thu nợ. Việc kiểm soát thẩm định để cấp GHTD tập trung lên Phòng ĐGXH&PD GHTD TSC, không còn phòng

QLRR/HĐTD cơ sở ở Chi nhánh. Việc kiểm soát thẩm định khoản tín dụng (cho vay từng lần, bảo lãnh, L/C, Dự án), việc kiểm soát giải ngân tập trung lên Phòng KS&PDTD.

Việc chuyển đổi sang mô hình tập trung giai đoạn 2 đã góp phần kiểm soát công tác tín dụng của toàn hệ thống Vietinbank một cách hữu hiệu, tuy nhiên sau hơn ba tháng đi vào triển khai vẫn còn một số vuớng mắc cần đuợc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế:

- Phòng ĐGXH&PDGHTD thực hiện phê duyệt GHTD và Phòng KS&PDTD thực hiện phê duyệt khoản tín dụng dẫn tới việc không thống nhất về quan điểm trong truờng hợp cần phê duyệt đồng thời GHTD và khoản tín dụng;

-Do Chi nhánh không còn mức UQPQ đối với khách hàng doanh nghiệp nên tất cả các hồ sơ đều chuyển lên TSC và với quy mô nhân lực có hạn tại TSC, việc giải quyết khối luợng hồ sơ lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng mà vẫn đảm bảo chất luợng gặp nhiều khó khăn.

Mô hình tín dụng giai đoạn 2 điều chỉnh đã khắc phục đuợc thực tế trên khi tập trung toàn bộ các nội dung kiểm soát thẩm định về một Phòng (Phòng ĐGXH&PDGHTD), Phòng KS&PDTD đổi tên thành Phòng Kiểm soát giải ngân (KSGN) với chức năng chính là kiểm soát chứng từ/các điều kiện truớc khi giải ngân, đồng thời giao UQPQ nhất định cho Chi nhánh (ở mức thấp) tùy theo hạng Chi nhánh và hạng khách hàng để tạo ra sự chủ động, linh hoạt trong quá trình phục vụ khách hàng.

Phân luồng thẩm định, quyết định tín dụng giai đoạn 2 điều chỉnh được đề cập chi tiết tại phụ lục số 4.

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w