Kinh nghiệm của các Ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 52)

1.5.1.1 Kinh nghiệm của HSBC

HSBC là một trong những Ngân hàng hàng đầu thế giới, năm 2013 xếp vị

trí thứ 4 trong số 1000 Ngân hàng lớn nhất bình chọn bởi The Financial Times với tổng tài sản đạt 2,69 nghìn tỷ USD, lợi nhuận trước thuế đạt 20,65 tỷ USD, mạng lưới Chi nhánh rộng khắp trên toàn thế giới với 1.191 Chi nhánh ở Anh và

5.409 Chi nhánh tại các nước khác. Chính hoạt động quản trị rủi ro chuyên nghiệp và hiệu quả đã góp phần không nhỏ vào thành công của HSBC. Để có thể

đảm bảo hoạt động cấp tín dụng an toàn và hiệu quả, HSBC đang áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm

động bộ phận Tín dụng và rủi ro của Tập đoàn (Group credit and risk) với mức độ quản lý tập trung ở cấp độ cao nhất. Qua đó, hiệu quả công tác quản trị RRTD đuợc nâng cao do tạo ra các chốt kiểm soát rủi ro (bộ phận này giám sát bộ phận kia), đồng thời do mức độ quản lý tập trung cao nên HSBC có thể quản

lý chặt chẽ đuợc tổng thể hoạt động cho vay của Ngân hàng (xét về cả danh mục

cho vay cũng nhu từng khoản vay cụ thể), nâng cao chất luợng thẩm định và phê

duyệt tín dụng, hạn chế rủi ro đạo đức.

Mô hình quản lý tín dụng tại HSBC đã đuợc Techcombank là Ngân hàng

đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công. Theo đó, tại Chi nhánh, chuyên viên

khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ khách hàng, lập báo cáo thẩm định, trình ký lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ vay lên Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn đuợc gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định khách hàng: thẩm định khách hàng trên bề mặt hồ sơ, gọi điện kiểm tra thông tin

khách hàng, truờng hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ

phận kiểm tra thực tế đến tận nơi để thẩm định khách hàng. Sau đó thực hiện tìm

kiếm thông tin từ dữ liệu của Ngân hàng, thông tin CIC, chuyển bộ phận định giá TSBĐ (nếu có) tại một bộ phận độc lập nhu phòng định giá hội sở hoặc thuê

Cán bộ tại Trung tâm này sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho TSBĐ và giải ngân cho khách hàng.

Tại Phòng quản lý nợ: Sau khi đã hoàn tất việc phát vay cho khách hàng, Phòng Quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu thấy có phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng thông báo cho khách hàng để nhắc khách hàng trả nợ, trường hợp khách hàng cố tình chây ỳ không trả nợ, phòng quản lý nợ sẽ thông báo cho chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để giải quyết các khoản nợ xấu.

Tại phòng quản trị RRTD: Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, bộ phận quản trị rủi ro sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biễn dư nợ của toàn ngân hàng.

Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý tín dụng tại HSBC và Techcombank 1.5.1.2 Kinh nghiệm của Citybank

Citygroup, với mạng lưới Chi nhánh và khách hàng trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc hoạt động với quy mô lớn, dàn trải như vậy đòi hỏi công tác quản trị phải tập trung và thống nhất trong toàn bộ hệ thống. Chính mô hình quản lý tín dụng tập trung giúp Citybank có thể quản lý được tổng thể hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ, giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra.

Mô hình tín dụng được tiêu chuẩn hóa và trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: Gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Chính sách tín dụng cũng được chia thành 3 giai đoạn rất khoa học và rõ ràng: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được phân chia ra rất chi tiết. Ủy ban quản lý thực hiện các nhiệm vụ: Thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng, đặt hạn mức tín dụng đối với Ủy ban chính sách tín dụng. Ủy ban chính sách tín dụng thực hiện các nhiệm vụ sau: đưa ra hạn mức tín dụng cùng với Ủy ban quản lý, xây dựng chính sách tín dụng, quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản lý RRTD. Bộ phận quản lý rủi ro thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh, nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro, gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro, theo dõi việc hoàn

trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư,

theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng, xúc tiến tiến độ khoản vay.

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w