Thẩm định tốt trước khi cho vay là giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản trị rủi ro, giúp nhận diện rủi ro tiềm ẩn từ phía khách hàng/phương án/Dự án để đưa ra quyết định có cho vay hay không, nếu cho vay cần ràng buộc các điều kiện tín dụng như thế nào để phòng ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Trên thực tế có nhiều khoản vay
được thẩm định kỹ lưỡng mà sau này vẫn xảy ra tổn thất do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nếu ngay từ đầu đã không thẩm định kỹ thì xác suất xảy ra rủi ro đối với ngân hàng còn lớn hơn nhiều. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng, giải quyết các đòi hỏi này cần thực hiện:
- Phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định GHTD theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp, phát hiện những rủi ro tiềm tàng nhằm định ra một GHTD hợp lý. Tuy nhiên, mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, bên cạnh việc định ra GHTD còn cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.
+ Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng...) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế rủi ro. Trong phân tích định lượng cần ứng dụng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không tương đồng. Việc xác định GHTD hợp lý sẽ giúp cho Ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát RRTD một cách hiệu quả.
+ Trên cơ sở GHTD đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch, trong đó cần làm rõ tính pháp lý của phương án/dự án vay, nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ.. .Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi tình huống xấu xảy ra.
- Trong thẩm định Dự án đầu tư, tình trạng nâng tổng mức đầu tư của Dự án để vay được nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng thấp dẫn đến trách nhiệm không cao, khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi nợ giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ Dự án, cần thuê một tổ chức định giá và kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản. Ngoài ra, cần thẩm định kỹ nguồn vốn tự có tham gia Dự án bằng cách yêu cầu khách hàng đưa ra các bằng chứng chứng minh khả năng tham gia vốn tự có, thực hiện giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.
- Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính ngoài NPV, IRR cần phải chú trọng phân tích độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả, nhằm xác định được giới hạn biến động của các biến số sao cho dự án có lãi, xem nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến chỉ tiêu hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ sự biến động của nhân tố đó trong quá trình cho vay. Việc thẩm định một cách kỹ lưỡng là cơ sở để xác định chính xác mức cho vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ. hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Khi thẩm định phương án sản xuất kinh doanh ngoài việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn còn phải chú trọng đến khả năng tài chính của doanh nghiệp được xem xét trên các hệ số như ROA, ROE, các hệ số khả năng thanh toán, vốn lưu động ròng, hệ số nợ, hệ số tự tài
trợ.. .Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng còn phải đánh giá các yếu tố định tính khác (như thị trường tiêu thụ, chiến lược phát triển, chính sách quản lý điều hành, uy tín của ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên...) bởi đôi khi các chỉ tiêu định lượng chưa phản ánh hết được thực trạng và chiều sâu phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp, đó là còn chưa kể đến trường hợp các thông tin tài chính do doanh nghiệp cung cấp không trung thực, nếu phân tích dựa trên những số liệu đó sẽ dẫn tới quyết định sai lầm. Đối với phân tích Dự án, cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định về mặt kinh tế, kỹ thuật, thị trường của dự án.
- Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các TSBĐ. để đảm bảo lợi ích thu được tương xứng với mức độ rủi ro. Các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn những TSBĐ có tính thanh khoản cao, lãi suất áp dụng cao hơn.
- Để thực hiện tốt việc thẩm định, cần nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định bởi khó khăn lớn nhất là thiếu thông tin, do đó:
+ Cần phải có biện pháp thu thập và lưu trữ thông tin hiệu quả, tăng cường công tác thu thập, lựa chọn thông tin về các chương trình đầu tư phát triển của thành phố, các bộ, ngành. và tình hình hoạt động của doanh nghiệp; kết hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để có biện pháp xác lập nguồn gốc và tính xác thực của thông tin thu thập được; có thể thu thập thông tin từ bạn hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các ngân hàng khác. Do yếu tố cạnh tranh và giữ bí mật nên tình trạng cung cấp thông tin còn không trung thực nhất là các ngân hàng không cùng hệ thống, vì vậy cần tập trung vào nguồn thông tin do CIC cung cấp, phân tích cẩn trọng để có quyết định chính xác, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng có các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ
vay vốn hay tận dụng các kẽ hở của luật pháp để dùng một tài sản thế chấp vay nhiều ngân hàng khác nhau.
+ Cán bộ tín dụng nên xuống trực tiếp cơ sở kinh doanh của khách hàng để kiểm tra do các báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn là chưa qua kiểm toán nên độ tin cậy không cao.
+ Tăng cường các kênh thông tin trong nội bộ Ngân hàng:
Hiện tại, đối với Trụ sở chính, ngoài nguồn thông tin do Chi nhánh báo cáo, CIC, các website, các cơ quan, bộ, ngành,...còn có các kênh thông tin trong nội bộ Ngân hàng hỗ trợ như: cụm xác minh thông tin, kiểm tra kiểm soát nội bộ, báo cáo phân tích ngành của Phòng QLRR.
Nhiệm vụ của cụm xác minh thông tin là xác thực các thông tin về khách hàng, xuất phát từ việc cán bộ thẩm định tại TSC không thể trực tiếp đi kiểm tra thực tế hết các khách hàng mà Chi nhánh trình phê duyệt GHTD mà phần lớn chỉ xem xét trên hồ sơ, giấy tờ. Do đó, để hiểu về hoạt động thực tế của khách hàng, cần có bộ phận xác minh thông tin, chủ yếu trả lời các câu hỏi: (i) hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có thực không? (kèm theo bằng chứng chứng minh), Có thuộc ngành nghề nào bị pháp luật cấm không?; (ii) Quy mô kinh doanh ra sao (kho hàng, bến bãi, ...)? (iii) Tài sản bảo đảm trên thực tế như thế nào?
Các báo cáo kiểm tra kiểm soát nội bộ là những tài liệu hữu ích phục vụ cho công tác thẩm định và đưa ra quyết định, đặc biệt đối với những trường hợp cơ cấu nợ đối với khách hàng có nợ xấu, bởi nội dung báo cáo là chỉ ra các sai phạm trong quá trình cấp tín dụng và quản lý, giám sát khoản vay, chỉ ra tình hình hoạt động thực tế của khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại các báo cáo này chủ yếu để cung cấp cho Ban điều hành, chưa mang tính công khai cao, trường hợp nào cần thiết bộ phận kiểm soát nội bộ mới cung cấp cho bộ phận thẩm định tại Trụ sở chính mà chưa đưa ra thành một kho dữ liệu chung để
các bộ phận khác thuận tiện trong việc sử dụng. Do đó, cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin mật thiết giữa bộ phận thẩm định tại Trụ sở chính và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, cần nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành, nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp, tăng cuờng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Đối với nguồn thông tin từ báo cáo phân tích ngành của Phòng Quản lý rủi ro hiện tại nội dung còn khá sơ sài, chua đáp ứng đuợc yêu cầu. Do đó, Phòng Quản lý rủi ro cần nâng cao hơn nữa chất luợng của các báo cáo này, cung cấp cho Phòng Đánh giá xếp hạng/Kiểm soát giải ngân theo định kỳ hàng tháng để đảm bảo hỗ trợ tích cực cho công tác thẩm định.