Theo mô hình mới, điều kiện cấp tín dụng phụ thuộc vào hạng khách hàng
thay vì hàng loạt tiêu chí như trước đây (trong đó tiêu chí về điểm và hạng tín dụng thường bị xem nhẹ), đây là điểm mới mà Vietinbank hướng tới theo thông
lệ quốc tế (việc cấp tín dụng và xếp nhóm nợ phụ thuộc vào hạng khách hàng).
Chi tiết về điều kiện cấp GHTD theo mô hình mới được đề cập tại phụ lục số 3.
Theo quan điểm này, điểm và hạng tín dụng đã phản ánh một cách toàn diện về
khách hàng (bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được tính theo trọng số). Với vai trò của điểm và hạng tín dụng như vậy, việc xây dựng hệ
thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp là mục tiêu rất quan trọng để góp phần tạo nên thành công của mô hình chuyển đổi, giúp đổi mới tu duy tín dụng một cách toàn diện, sâu sắc, hướng tới thông lệ quốc tế.
Một số cải tiến trong hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ theo mô hình giai đoạn 2 và giai đoạn 2 điều chỉnh so với mô hình phân tán cũ trước đây:
-Về tác nghiệp, việc chấm điểm được thực hiện trên hệ thống máy tính, tự động hóa trong việc tính toán các chỉ tiêu tài chính cũng như tự động chọn các chỉ tiêu phi tài chính phù hợp mà người chấm điểm không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan được (như doanh số tiền về/doanh số cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn...) thay vì chấm điểm thủ công như mô hình cũ;
-Về chấm điểm tài chính, đối với những trường hợp cần điều chỉnh các khoản mục tài sản, nguồn vốn cho phù hợp với chất lượng thực tế của các khoản mục này, hệ thống chấm điểm hỗ trợ người sử dụng trong việc dẫn xuất báo cáo tài chính sau điều chỉnh (để đảm bảo thông số đầu vào là thông số chuẩn theo quan điểm của Ngân hàng) vào phần mềm. Ngoài ra, hệ thống cũng hỗ trợ bộ lọc tự động các khách hàng có tình hình tài chính xấu để hạn chế cho vay (khách hàng không thỏa mãn một trong các điều kiện: hệ số thanh toán ngắn hạn ≥0,5; hệ số tự tài trợ ≥5%; lỗ/lỗ lũy kế không vượt quá vốn chủ sở hữu sẽ được tự động gán hạng B hoặc BB tùy theo cán bộ đánh giá KH có khả năng trả nợ hay không);
-Về chấm điểm phi tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính được rút gọn, thay thế theo hướng:
+ Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, ít gây tranh cãi, hiểu sai đối với cả cán bộ chấm điểm và khách hàng;
+ Giảm bớt các chỉ tiêu đánh giá trùng lắp, các chỉ tiêu mang tính chủ quan của người chấm điểm;
+ Lượng hóa và tự động hóa tối đa thông tin chấm điểm đầu vào; + Dễ dàng trong việc thu thập thông tin, rà soát, đánh giá;
+ Gắn với nội dung thẩm định cấp GHTD/tín dụng.
2.2.4 về tổ chức phòng ban và chức năng nhiệm vụ
2.2.4.1 Về tổ chức phòng ban
Mô hình tổ chức các phòng ban tại TSC được thể hiện tại sơ đồ 2.1 dưới đây. Mô hình tổ chức tại Chi nhánh không thay đổi nhiều, Giám đốc Chi nhánh phụ trách trực tiếp các phòng khách hàng, phòng giao dịch, còn phòng QLRR tại Chi nhánh sáp nhập với các phòng ban khác, không còn chức năng thẩm định như trước nữa. Ngoài ra, có ba vòng kiểm soát được thiết lập bao gồm:
(i) Phòng ĐGXH&PDGHTD và Phòng KSGN;
(ii) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ Chi nhánh, khối QLRR tại TSC;
(iii) Phòng Kiểm toán nội bộ TSC
2.2.4.2 về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD:
+ Rà soát kết quả chấm điểm và phê duyệt hạng khách hàng;
+ Kiểm soát thẩm định và phê duyệt thông qua GHTD (bao gồm giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh và các giới hạn khác);
+ Kiểm soát thẩm định và phê duyệt thông qua Dự án/phương án;
+ Kiểm soát thẩm định và phê duyệt thông qua cơ cấu nợ/thay đổi các điều kiện cấp tín dụng;
+ Phê duyệt thông qua thay đổi, rút/giải chấp TSBĐ;
+ Thường xuyên theo dõi khách hàng, ngành hàng để kịp thời đề xuất thay đổi, điều chỉnh hạng, GHTD (ngừng cấp GHTD nếu cần thiết)
Ngoài ra, để hỗ trợ việc thẩm định, trong cơ cấu phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD còn có các cụm xác minh thông tin tại các địa bàn với mục đích xác minh thông tin thực tế về khách hàng/TSBĐ/tình hình hoạt động tại địa điểm kinh doanh...
- Phòng Kiểm soát giải ngân:
+ Thực hiện kiểm soát phê duyệt các khoản giao dịch (cho vay, bảo lãnh, L/C.) vượt mức ủy quyền của Chi nhánh;
+ Kiểm soát các trường hợp đặc thù: cấp tín dụng có bảo đảm bằng 100% sổ, thẻ tiết kiệm;
+ Kiểm soát thẩm định bảo lãnh, L/C (thanh toán bằng vốn vay);
+ Rà soát việc Chi nhánh thực hiện các giao dịch đã thông qua trong ngày (cuối ngày chấm báo cáo các giao dịch giải ngân vượt mức Chi nhánh).
- Phòng Khách hàng tại TSC: + Lập chiến lược kinh doanh; + Thiết kế sản phẩm;
+ Xây dựng chính sách;
+ Trực tiếp quan hệ khách hàng, bán chéo sản phẩm;
+ Quản lý toàn diện công tác quan hệ khách hàng toàn hệ thống. - Phòng Khách hàng/Phòng giao dịch tại Chi nhánh:
+ Quan hệ khách hàng: lập kế hoạch khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, quan hệ khách hàng, bán chéo sản phẩm, thẩm định tín dụng, thẩm định về khách hàng, phương án, Dự án, TSBĐ, chấm điểm xếp hạng tín dụng;
+ Quyết định/đề xuất quyết định tín dụng;
+ Quản lý khách hàng: soạn thảo hợp đồng, lưu hồ sơ khách hàng, quản lý, chăm sóc khách hàng, đôn đốc thu nợ, đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng...
- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Trụ sở chính: quản lý công tác kiểm soát tín dụng toàn hệ thống.
- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực: thực hiện các chức năng kiểm tra kiểm soát và quản lý các tổ kiểm tra kiểm soát tại Chi nhánh.
- Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ Chi nhánh:
+ Giám sát sau và cảnh báo kịp thời các giao dịch không tuân thủ mức ủy quyền trong ngày của Chi nhánh;
+ Đối chiếu hồ sơ giải ngân giữa hình ảnh và hồ sơ gốc; + Lưu hồ sơ tín dụng gốc;
+ Giám sát việc xuất, nhập kho hồ sơ TSBĐ. - Các vòng kiểm soát rủi ro:
+ Vòng 1: Phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD, phòng Kiểm soát giải ngân: kiểm soát rủi ro trong khâu thẩm định và giải ngân;
+ Vòng 2:
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ Chi nhánh: kiểm soát rủi ro trong khâu tác nghiệp, quản lý, giám sát tín dụng của Chi nhánh
Khối QLRR tại TSC: đưa ra các quy trình, quy chế, chính sách để các phòng ban TSC, Chi nhánh tuân thủ, thực thi; quản lý tổng thể rủi ro
Phòng kiểm toán nội bộ TSC: Kiểm soát rủi ro tổng thể tất cả các khâu.
2.2.5 về cách thức luân chuyển, lưu trữ hồ sơ tín dụng
văn thư chuyển, cập nhật thông qua chương trình lưu trữ điện tử icdoc trên toàn hệ thống, giúp tiết kiệm thời gian luân chuyển hồ sơ, không còn giới hạn về khoảng cách Cách thức lưu trữ Do Phòng khách hàng tại Chi nhánh/Trụ sở chính lưu giữ bản gốc
- Toàn bộ bản scan màu được lưu trữ trên icdoc, vừa đảm bảo đầy đủ, vừa tránh thất lạc, sắp xếp lộn xộn;
-Hồ sơ gốc tại Chi nhánh do Phòng kiểm tra
kiểm soát nội bộ Chi nhánh lưu nên đảm bảo khách quan, hỗ trợ cho Phòng khách hàng, hạn chế rủi ro thiếu hồ sơ, thất lạc
Mau biểu tờ trình
Tờ trình đề xuất cấp tín dụng tại Chi nhánh cũng nhu Trụ sở chính
thường không theo mẫu biểu thống
nhất và phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của từng cán bộ, dẫn tới mỗi Chi nhánh áp dụng một mẫu khác nhau, chất lượng tờ trình không cao do thiếu những thông tin cần thiết.
Các mẫu biểu đề xuất cấp tín dụng tại Chi nhánh và kiểm soát thẩm định tại Trụ sở chính đã được thiết
kế theo hướng thống nhất trong toàn
hệ thống, chi ti ết, cụ thể hóa các vấn đề, thông qua đó gián tiếp yêu cầu cán bộ phải nêu đầy đủ các nội dung cần thiết.
Hệ thống mẫu biểu
Chưa có hệ thống mẫu biểu áp dụng trong từng trường hợp
Hệ thống mẫu biểu cũng có sự phân loại theo hướng chuyên sâu để hỗ trợ cho cán bộ làm tờ trình trong từng trường hợp đặc thù khác nhau: hệ thống mẫu biểu GHTD (chia ra mẫu biểu với KH lớn và KH vừa và nhỏ có vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng, mẫu biểu với KH vừa và nhỏ có vốn dưới 30 tỷ đồng); hệ thống mẫu biểu khoản tín dụng (bao gồm mẫu biểu cho vay vốn lưu động từng lần, phát hành L/C, bảo lãnh, chiết khấu, cơ cấu nợ,...); hệ thống mẫu biểu về Dự án đầu tư, nhóm KHLQ, TSBĐ. Liên kết giữa tờ trình của Chi nhánh và TSC Tờ trình của Chi nhánh và Trụ sở chính tách biệt nhau, Trụ sở chính phải tái thẩm định dựa trên tờ trình của Chi nhánh (dẫn tới việc tờ trình tại Trụ sở chính thường phải sao chép phần nào những thông tin cơ bản về khách hàng do Chi nhánh cung cấp, gây mất thời gian và tốn kém về giấy tờ)
Nội dung kiểm soát thẩm định tại TSC là phần kéo dài của tờ trình Chi nhánh, không có sự tách biệt. TSC sẽ không tái thẩm định mà chỉ kiểm soát việc thẩm định của Chi nhánh đã đáp ứng yêu cầu (đúng, đủ) hay chưa (theo quan điểm Chi nhánh phải sát sao, hiểu rõ khách hàng nhất nên chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin cung cấp).
69
2.2.6 về mẫu biểu đề xuất cấp tín dụng
Do có những bước cải tiến như vậy nên đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng tờ trình thẩm định.
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÍNDỤNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO DỤNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
2.3.1 Kết quả đạt được
Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng đã góp phần tăng cường công tác quản trị rủi ro trên các giác độ sau:
2.3.1.1 Nâng cao chất lượng thẩm định từ đó hạn chế rủi ro
Trong những năm qua, Vietinbank là Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản, lợi nhuận nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng ở mức cao. Do đó, một đòi hỏi cấp bách đặt ra là đi đôi với tăng trưởng phải đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh tăng trưởng quá nóng dẫn tới nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, tiềm ẩn rủi ro nợ xấu phải xử lý sau này. Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng trong thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng thẩm định cũng như tăng cường kiểm soát rủi ro, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Chất lượng thẩm định được nâng cao, đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng nhận dạng, phân tích rủi ro từ đó góp phần đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, hạn chế RRTD từ khâu đầu tiên trên cơ sở:
Đảm bảo tính khách quan, độc lập, chuyên môn hóa
Trước đây, tại mô hình phân tán, phòng Khách hàng/phòng giao dịch tại Chi nhánh vừa phải tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, vừa thẩm định và quyết định cho vay, dẫn tới rủi ro từ việc thông đồng, linh hoạt cho khách hàng, cố tình làm sai, lách quy định hoặc cũng có thể xuất phát từ việc cán bộ phải kiêm nhiệm quá nhiều việc một lúc nên không thể chuyên tâm cho việc thẩm định một cách sâu sắc, bài bản, việc thẩm định đôi khi chỉ mang tính hình thức trên giấy tờ. Việc thành lập một bộ phận thẩm định độc lập đã giải quyết được vấn đề này.
Thay đổi tư duy thẩm định và đánh giá khách hàng
Trước năm 2013, Vietinbank vẫn áp dụng hệ điều kiện cấp tín dụng bao gồm phần lớn là các chỉ tiêu tài chính và hạng, trong đó hạng tín dụng đóng vai trò hết sức mờ nhạt, cán bộ chấm điểm mang tính hình thức. Trong khi đó, trên thực tế, có những chỉ tiêu phi tài chính lại quan trọng hơn rất nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cấp tín dụng, đặc biệt trong điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam, các thông tin tài chính thường kém minh bạch, báo cáo tài chính không có kiểm toán hoặc kiểm toán bị giới hạn về phạm vi. Tại mô hình tín dụng giai đoạn 2 áp dụng từ đầu năm 2013, với hệ điều kiện cấp tín dụng mới (nêu trên) đã làm thay đổi tư duy thẩm định và đánh giá khách hàng, theo đó việc cấp tín dụng chủ yếu dựa vào hạng khách hàng. Điểm và hạng phản ảnh một cách toàn diện về khách hàng (bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được áp dụng theo trọng số khác nhau) và là căn cứ để đưa ra định hướng tín dụng với từng khách hàng trong mỗi thời kỳ, đồng thời cũng là căn cứ để phân loại nợ, trích lập dự phòng mà không căn cứ vào tuổi nợ (chẳng hạn như khoản vay chưa quá hạn nhưng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm, dẫn tới giảm điểm và hạng tín dụng, khách hàng vẫn có thể bị xếp vào nợ nhóm 2 hoặc nhóm nợ cao hơn). Đây là quan điểm mà các Ngân hàng tại Việt Nam đang hướng tới để theo kịp thông lệ quốc tế (được thể hiện trong điều 7 QĐ 493 hoặc trong thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN).
Nguồn thông tin đầy đủ hơn để có cái nhìn tổng quát và toàn diện về doanh nghiệp, về nhóm khách hàng liên quan, về ngành...
Ở mô hình quản lý tín dụng phân tán, trong nội dung thẩm định của Chi nhánh thường không có thông tin về nhóm khách hàng liên quan và về ngành, nguyên nhân do Chi nhánh không có đầy đủ thông tin về các khách hàng liên quan trong nhóm tại các Chi nhánh khác cũng như không có thông tin phân tích ngành hỗ trợ. Trong khi đó, rủi ro của nhóm khách hàng liên quan lại là
rủi ro lớn và tiềm ẩn, nếu không được cảnh báo kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều lần so với rủi ro đối với một khách hàng đơn lẻ.
Trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định tại TSC cao hơn tại Chi nhánh
Nhìn chung mặt bằng trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định tại Trụ sở chính được tuyển chọn kỹ càng và được trau dồi nghiệp vụ thường xuyên qua nhiều tình huống phát sinh liên quan đến nhiều loại khách hàng, ngành nghề kinh doanh trong công việc hàng ngày nên kiến thức, kinh nghiệm thẩm định cao hơn tại Chi nhánh, đồng thời có được góc nhìn khách quan, toàn diện hơn so với Chi nhánh.
Hệ thống mẫu biểu đòi hỏi cán bộ thẩm định tại Chi nhánh và Trụ sở chính phải thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc thẩm định
2.3.1.2 Kiểm soát giải ngân, hạn chế rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức
Thực tế sau khi vận hành mô hình mới cho thấy trong quá trình cấp tín dụng trước đó:
- Một số trường hợp Chi nhánh cấp và quản lý khoản tín dụng sai quy trình, quy định (sai tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị TSBĐ; không tuân thủ quy trình quản lý kho hàng; quản lý hàng hóa theo L/C; không thực hiện các điều kiện trước khi giải ngân; giải ngân trên hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ không hợp lý, hợp lệ; giải ngân thiếu chứng từ do cho phép khách hàng nợ sau đó không bổ sung, hoàn thiện được...) dẫn tới rủi ro sau này.
- Một số trường hợp tác nghiệp sai trên máy, không khớp với hồ sơ