KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55)

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988, tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Trải qua chặng đường 25 năm phát triển, đặc biệt là từ sau khi cổ phần hóa thành công vào năm 2008, Vietinbank đã có sự chuyển biến tích cực và trở thành một trong những Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với quy mô tổng tài sản tại 31/12/2012 đạt trên 505 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8.213 tỷ đồng, hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. Năm 2012, Vietinbank là Ngân hàng dẫn đầu về kết quả lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng gặp không ít khó khăn.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý tín dụng qua các giai đoạn

2.1.2.1 Bộ máy, cơ cấu tổ chức

J⅞ qurt*U*n ɪ cwJT ɪ ɪ a*tlMK*n ɪ

Phông giao α∣cħ I QuT tlAt K»ệ«n

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính

Sơ đồ 2.3 : Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức trong mô hình quản lý tín dụng qua các giai đoạn Mô hình quản lý tín dụng phân tán từ năm 2011 trở về trước

Theo mô hình này, các phòng Khách hàng/phòng giao dịch tại Chi nhánh và Trụ sở chính thực hiện chức năng kinh doanh và tác nghiệp, các phòng Quản lý rủi ro (QLRR) tại Chi nhánh và TSC thực hiện chức năng quản lý rủi ro và tác nghiệp.

Cụ thể, các phòng Khách hàng/phòng giao dịch (PGD) tại Chi nhánh thực hiện tất cả các bước của quy trình đối với các khách hàng đủ điều kiện

trong mức uỷ quyền phán quyết (vừa tìm kiếm khách hàng vừa thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ). Phòng QLRR tại Chi nhánh chỉ có vai trò thẩm định rủi ro độc lập trong một số truờng hợp, chủ yếu cảnh báo rủi ro và mang tính chất tham khảo, chua thực sự thẩm định sâu về khách hàng, phuơng án/Dự án.Truờng hợp vuợt mức uỷ quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện, Chi nhánh sẽ trình hồ sơ lên các Phòng Khách hàng tại TSC để tái thẩm định. Phòng QLRR tại Trụ sở chính có vai trò nhu Phòng QLRR tại Chi nhánh.

Mô hình quản lý tín dụng tập trung chuyển đổi giai đoạn 1

Năm 2012 là năm đánh dấu quá trình chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng. Theo đó, các phòng Khách hàng tại Chi nhánh và TSC chỉ có chức năng kinh doanh, thực hiện buớc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng., không còn chức năng thẩm định như trước nữa. Trên cơ sở thu thập thông tin do Phòng khách hàng cung cấp và các thông tin cần thiết khác, Phòng QLRR tại Chi nhánh đóng vai trò chủ yếu trong việc thẩm định để trình Ban lãnh đạo Chi nhánh/Hội đồng tín dụng (HĐTD) cơ sở/trình TSC quyết định.

Đối với những truờng hợp vuợt mức uỷ quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện, Chi nhánh trình TSC, Phòng đầu mối thực hiện công tác tái thẩm định này là Phòng QLRR tín dụng, đầu tu, Phòng Khách hàng tại TSC có vai trò thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng làm cơ sở lập báo cáo đề xuất tín dụng gửi Phòng QLRR tín dụng, đầu tu.

Quá trình chuyển đổi ban đầu này là buớc đệm để tiến tới tách biệt hẳn chức năng quản lý rủi ro và tác nghiệp nhu mô hình quản lý tín dụng chuyển đổi giai đoạn 2.

Trụ sở chính

pi∙ Vượt thẩm quyền !

trình TSC ;

Chi nhánh

Chức năng kinh doanh Chức năng QLRR

và tác nghiệp và tác nghiêp

Trụ sở chính

x Vượt thẩm quyền i trình TSC '

Chi nhánh

kinh doanh

Sơ đồ 2.5: Mô hình quản lý tín dụng chuyển đổi giai đoạn 1

Mô hình quản lý tín dụng tập trung từ tháng 1/2013 đến 15/4/2013 (chuyển đổi giai đoạn 2)

Tại mô hình này đã có sự tách biệt hoàn toàn giữa ba chức năng: kinh doanh, tác nghiệp và QLRR. Phòng Khách hàng/phòng giao dịch tại Chi nhánh chỉ có chức năng kinh doanh: tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập

báo cáo đề xuất, thu nợ. Việc kiểm soát thẩm định để cấp GHTD tập trung lên Phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt Giới hạn tín dụng (ĐGXH&PD GHTD) TSC, không còn phòng QLRR/HĐTD cơ sở ở Chi nhánh. Việc kiểm soát thẩm định khoản tín dụng (cho vay từng lần, bảo lãnh, L/C, Dự án), việc kiểm soát giải ngân tập trung lên Phòng Kiểm soát và phê duyệt tín dụng (KS&PDTD).

Trụ sở chính

Phân tách chức năng QLRR và tác nghiệp Hầu hết đều phải

trình TSC

Chi nhánh

Chỉ còn chức năng kinh doanh

Mô hình quản lý tín dụng tập trung từ tháng 4/2013 đến nay (chuyển đổi giai đoạn 2 điều chỉnh)

Tương tự như mô hình quản lý tín dụng điều chỉnh giai đoạn 2, chỉ khác ở chỗ: toàn bộ việc kiểm soát thẩm định tập trung về Phòng ĐGXH&PDGHTD. Phòng KS&PDTD đổi tên thành Phòng Kiểm soát giải ngân (KSGN), không còn chức năng kiểm soát thẩm định mà chỉ kiểm soát chứng từ/các điều kiện trước khi giải ngân.

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (giai đoạn 2010-2013)

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trong việc huy động vốn, cùng với đó là các quy định về trần lãi suất tiền gửi của NHNN theo xu hướng giảm dần để hạ lãi suất cho vay (riêng trong năm 2012 trần lãi suất giảm từ 14%/năm vào đầu năm xuống còn 8%/năm vào cuối năm), cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức không nhỏ đối với Vietinbank.

Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, số dư huy động qua các năm có sự tăng trưởng đều đặn và ở mức cao: tại 31/12/2012 đạt 460 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với 2011 và đạt 107% so với chỉ tiêu kế hoạch Đại hội đồng cổ đông, chiếm khoảng 12% thị phần nguồn vốn toàn ngành.

Một số biện pháp Vietinbank đã nỗ lực thực hiện nhằm tăng trưởng vốn huy động trong thời gian qua: tập trung đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế có nguồn tiền lớn, ổn định, tích cực trong huy động vốn dân cư, đẩy mạnh công tác tiếp thị huy động vốn, chú trọng phát triển huy động vốn từ các khách hàng mới và gia tăng huy động vốn tương

xứng với gia tăng tỷ trọng tín dụng đối với các khách hàng hiện có, linh hoạt trong điều hành lãi suất, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn có mức lãi suất thấp, hợp lý, kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt. Ngoài ra, Vietinbank là Ngân hàng dẫn đầu trong việc khai thác các nguồn vốn quốc tế, trong đó có việc phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế (trái phiếu trơn, không có bảo đảm) vào tháng 5/2012, thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tu quốc tế đối với triển vọng phát triển của Vietinbank.

Cơ cấu nguồn vốn đuợc duy trì ổn định và bền vững, nguồn vốn trung dài

hạn đuợc cải thiện; huy động vốn VND chiếm tỷ trọng 81%/tổng nguồn vốn. Trong tổng vốn huy động và đi vay, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn

nhất (61%), sau đó là tiền gửi và vay các TCTD khác (21%).

Biểu 2.1: Vốn huy động của Vietinbank qua các giai đoạn

Nguồn: Vietinbank, Báo cáo thường niên Vietinbank 2010, 2011, 2012, báo cáo tài chính hợp nhất Vietinbank quý 3/2013 [17]

Tiền gửi 2010 2011 2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Theo đối tượng

- Dân cư 98.787,00 48 % 0131.597,0 51% 0149.659,0 52% - Tổ chức kinh tế 107.132,0 0 52 % 125.677,0 0 49% 139.446,0 0 48% 2. Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 49.674,00 24 % 56.158,00 22% 63.255,00 22% - Có kỳ hạn 156.245,0 0 % 76 0201.116,0 78% 0225.850,0 78%

3. Theo loại tiền

VND 177.660,0 0 86 % 223.910,0 0 87% 258.593,0 0 89% - Ngoại tệ 28.259,0 0 14 % 33.363,00 13 %" 30.512,00 11% Tổng cộng 205.919,0 0 %100 0257.274,0 100% 0289.105,0 100%

Biểu 2.2: Cơ cấu vốn huy động và đi vay của Vietinbank năm 2012 Nguồn: Vietinbank, Báo cáo thường niên Vietinbank 2012 [17]

về quy mô tiền gửi khách hàng (KH) qua các năm có sự tăng truởng tốt, thể hiện nỗ lực và uy tín của Vietinbank: năm 2012 tăng 12,4% so với năm 2011, năm 2011 tăng 25% so với năm 2010. Về cơ cấu tiền gửi theo đối tuợng, tiền gửi của dân cu và tổ chức kinh tế các năm chiếm tỷ lệ gần tương đuơng nhau (năm 2012 tuơng ứng 52% và 48%) nhung chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng tiền gửi của dân cư là nguồn tiền ổn định hơn. Với nền tảng khách hàng doanh nghiệp (KHDN) truyền thống, Vietinbank luôn thu hút và duy trì được lượng tiền gửi dồi dào từ các tổ chức kinh tế, tuy nhiên nguồn tiền này thường biến động lớn tùy theo kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp, do đó khi biến động giảm thì giảm rất mạnh, có thể đến hàng nghìn tỷ một lúc (như đối với nguồn tiền gửi của SCIC, Tập đoàn Dầu khí, Viettel...), ảnh hưởng đến kế hoạch về vốn của Ngân hàng. Về kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn (78%). Về loại tiền, tiền gửi huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn (89%).

Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi khách hàng tại Vietinbank

Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012). Sang quý III/2012, kinh tế vĩ mô được cải thiện. Với việc kết hợp nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/gói tín dụng mục tiêu như cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh...tong dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2012 của Vietinbank đạt 333 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với đầu năm - đây là kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của ngành ngân hàng.

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu 2.3: Dư nợ cho vay khách hàng của Vietinbank qua các giai đoạn Nguồn: Vietinbank, Báo cáo thường niên Vietinbank 2010, 2011, 2012 [17]

về cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình khách hàng của Vietinbank chủ yếu là cho vay đối với khách hàng là tổ chức (chiếm tới 85% dư nợ), trong đó chiếm tỷ trọng tương đối lớn là Công ty cổ phần, Công ty Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn Nhà nước 100% do Vietinbank đã xây dựng được nền tảng khách hàng truyền thống trong suốt 25 năm hoạt động. Trong thời gian tới, Vietinbank định hướng sẽ phát triển mô hình bán lẻ để phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của cá nhân, hộ kinh doanh, góp phần tăng trưởng tín dụng và phân tán rủi ro.

Về cơ cấu cho vay theo ngành nghề, chiếm tỷ trọng lớn nhất là dư nợ cho vay đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (31%) và bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (29%). Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xây dựng và bất động sản chỉ chiếm tổng cộng 15% tổng dư nợ do Vietinbank định hướng hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực này để giảm thiểu rủi ro.

Về quản trị RRTD, năm 2012 Vietinbank là NHTM có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn ngành (1,46%) do bám sát định hướng của Chính phủ và NHNN đồng thời quản lý và rà soát chặt chẽ bằng điều kiện tín dụng, thường xuyên đổi mới công tác quản trị RRTD, thông qua việc xây dựng chiến lược, ban hành quy

định và hoàn thiện khung quản lý RRTD theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Công

tác nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý RRTD được thực hiện song song và tương thích với việc chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tập trung (năm 2012 đã triển khai thành công giai đoạn 1 của quá trình chuyển đổi mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế).

2.1.3.3 Hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư được phát triển theo hướng tăng cường khả năng sinh lời. Tính đến cuối năm 2012, quy mô hoạt động đầu tư của Vietinbank đạt giá trị 134,5 nghìn tỷ đồng và chiếm 26,7% tổng tài sản, trong đó đầu tư trên thị trường liên ngân hàng của Vietinbank đạt xấp xỉ 58 nghìn tỷ đồng, chiếm 43% tổng danh mục đầu tư. Bên cạnh các sản phẩm đầu tư truyền thống, trong năm 2012, Vietinbank đã triển khai thành công nhiều sản phẩm đầu tư hiện đại như quyền chọn lãi suất, hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ chéo, các sản phẩm phái sinh hàng hóa nhằm hỗ trợ phục vụ các nhu cầu về quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá của Ngân hàng và khách hàng.

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Mặc dù trong năm 2012 môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình

hình lãi suất, tỷ giá diễn biến phức tạp nhưng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Vietinbank đều khả quan. Các chỉ tiêu về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đều dẫn đầu thị

trường. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 8.168 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch. Chỉ trong 5 năm (từ 2007 đến 2012), lợi nhuận đã tăng gấp hơn 5 lần, thể hiện tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Vietinbank. Các chỉ số ROE, ROA năm 2012 có giảm nhẹ so với 2011 nhưng vẫn ở mức cao (tương ứng 19,9% và 1,7%).

Trong cơ cấu thu nhập lãi thuần, thu nhập từ lãi cho vay khách hàng thường chiếm tỷ trọng cao (~80%) cho thấy vai trò của hoạt động tín dụng

Nội dung so sánh Mô hình phân tán Mô hình tập trung GĐ 1 Mô hình tập trung GĐ 2 Mô hình tập trung GĐ 2 điều chỉnh Thời gian áp dụng Từ năm 2011 trở về trước Năm 2012 Vừ 9/1/2013 đến- 15/4/2013 Từ 15/4/2013 đến nay Quy trình cấp tín dụng Chưa phân tách chức năng kinh doanh, QLRR, tác nghiệp Đã bất đâu phân tách chức năng kinh doanh khỏi chức năng tác

Phân tách rõ ràng chức năng kinh doanh, tác nghiệp và QLRR

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu 2.4: Lợi nhuận trước thuế của Vietinbank qua các năm

Nguồn: Vietinbank, Báo cáo thường niên Vietinbank 2010, 2011, 2012 [17]

Đơn vị: %

Biểu 2.5: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Vietinbank qua các năm Nguồn: Vietinbank, Báo cáo thường niên Vietinbank 2010, 2011, 2012 [17]

2.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Từ năm 2011 trở về trước, Vietinbank vẫn áp dụng theo mô hình

quản lý tín dụng phân tán. Năm 2012 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Vietinbank khi từng bước chuyển sang mô hình quản lý tín dụng tập

trung. Việc chuyển đổi được thực hiện theo lộ trình nhất định để vừa triển khai, vừa rút kinh nghi ệm và điều chỉnh, tránh gây xáo trộn quá lớn ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng và khách hàng. Một số điểm khác biệt chính của mô hình tín dụng qua các giai đoạn được tóm lược trong bảng 2.2 dưới đây.

quyết Trường hợp vượt UQPQ/không đáp

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w