Tăng cường công tác chăm sóc, quản lý, giám sát khách hàng

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 122 - 125)

Mô hình quản lý tín dụng mới với mục tiêu vì khách hàng, tăng truởng đi đôi với kiểm soát rủi ro sẽ không thể thành công nếu chỉ quan tâm đến việc xây dựng một quy trình hợp lý, hoặc chỉ quan tâm đến công tác kiểm soát thẩm định để phòng ngừa rủi ro ở buớc cấp tín dụng. Bởi thực tế cho thấy

nhiều trường hợp nguyên nhân phát sinh nợ xấu không phải từ việc thẩm định ban đầu mà do trong quá trình quản lý, giám sát khách hàng không sâu sát, dẫn tới không quản lý được nguồn thu và khách hàng sử dụng sang mục đích khác, hoặc trong quá trình kinh doanh khách hàng gặp rủi ro nhưng cán bộ không nắm bắt được, dẫn tới không có ứng xử tín dụng kịp thời để thu hồi vốn vay. Do đó, việc chú trọng công tác kiểm tra, giám sát khách hàng là vô cùng quan trọng, góp phần tăng cường quản trị rủi ro trên phương diện nhận diện kịp thời những rủi ro xảy ra sau khi cho vay, từ đó đưa ra các biện pháp ứng xử phù hợp để giảm thiểu tổn thất ở mức tối đa.

Những RRTD xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do Ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch do đó đến thời điểm khoản vay đáo hạn không có tiền để thanh toán nợ vay. Để phòng ngừa rủi ro này cần thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của khoản vay, chất lượng khách hàng, do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Chẳng hạn thời gian cần thiết kiểm tra tình hình tiêu thụ hàng hoá đối với doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ hàng tồn kho dài khác so với doanh nghiệp thương mại có chu kỳ hàng tồn kho ngắn. Ngoài ra, nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng vốn vay dài

hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì tần suất kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro.

- Cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng, về TSBĐ.nhằm kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro nhu khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. dựa trên hệ thống các dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng để có ứng xử kịp thời, hạn chế tổn thất xảy ra.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại hình vay vốn (các khoản vay phục vụ xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh toán công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại Chi nhánh; các khoản vay thương mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải dùng để trả nợ ngay khi thu được tiền, kể cả khoản vay chưa đến hạn thanh toán.

Ngoài ra, đối với các đối tượng khách hàng VIP cần xây dựng một cơ chế riêng cho việc thẩm định, kiểm soát thẩm định, giải ngân đặc biệt về mặt hồ sơ, giấy tờ, chứng từ (có thể cho nợ chứng từ bổ sung sau hoặc không yêu cầu quá khắt khe đối với hồ sơ, số liệu quá chi tiết.) nhằm thu hút và giữ

chân các khách hàng tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w