Về ủy quyền phán quyết

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 75)

Từ năm 2011 trở về truớc, Vietinbank áp dụng theo mô hình quản lý tín dụng phân tán, theo đó giao mức ủy quyền phán quyết (UQPQ) khá lớn cho

các Chi nhánh (mỗi Chi nhánh có mức UQPQ khác nhau) để chủ động trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Chi nhánh được toàn quyền cấp tín dụng đối với các khách hàng đủ điều kiện trong mức UQPQ được giao, bao gồm các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc/Phó giám đốc và HĐTD cơ sở. Mức UQPQ giao cho từng Chi nhánh dựa trên quy mô, trình độ, năng lực quản lý, chất lượng tín dụng... của Chi nhánh đó và bao gồm ba nội dung: (i) Mức UQPQ về GHTD, (ii) giới hạn đối với một khoản bảo lãnh, (iii) giới hạn đối với cho vay Dự án đầu tư.

Theo mô hình chuyển đổi giai đoạn 2, không còn UQPQ đối với GHTD và khoản giải ngân của khách hàng là tổ chức, chỉ còn ủy quyền phê duyệt đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình có đảm bảo đầy đủ bằng tài sản (GHTD: 1 tỷ đồng, khoản tín dụng: 500 triệu đồng) và ủy quyền phát hành bảo lãnh tối đa 500 triệu đồng. Đối với các trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản có tính thanh khoản cao, Giám đốc Chi nhánh được quyền phê duyệt đến 10 tỷ đồng không phụ thuộc vào mức ủy quyền. Như vậy, có thể thấy quy định này khá chặt chẽ và làm tăng thời gian giải quyết nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh nguồn lực của TSC để giải quyết tất cả các hồ sơ tín dụng là có hạn.

Để vừa kiểm soát được rủi ro mà vẫn đảm bảo được sự chủ động, linh hoạt cho Chi nhánh nhằm giải quyết nhanh nhu cầu của khách hàng, tránh quá tải, ùn tắc công việc trong bối cảnh nguồn lực có hạn; trong mô hình giai đoạn 2 điều chỉnh, Vietinbank đã đưa ra UQPQ ở mức thấp hơn khá nhiều so với UQPQ trong mô hình phân tán đối với từng Chi nhánh căn cứ vào xếp hạng Chi nhánh và xếp hạng khách hàng. Có thể hình dung được sự khác nhau giữa hai phương thức UQPQ ở mô hình phân tán/mô hình tập trung giai đoạn 1 và giai đoạn 2 điều chỉnh thông qua ví dụ về UQPQ đối với Chi nhánh thành phố Hà Nội (là Chi nhánh có quy mô lớn nhất của Vietinbank).

30 tỷ đồng; S Dự án đầu tư: 50 tỷ đồng Khách hàng hạng BBB: 5 tỷ đồng S Giải ngân: Khách hàng tổ chức: 2 tỷ đồng; Khách hàng cá nhân: 1 tỷ đồng

S Phát hành cam kết bảo lãnh trong nước, L/C,

chiết khấu: 1 tỷ đồng

chia theo hạng khách hàng thì ở mô hình chuyển đổi giai đoạn 2 điều chỉnh, vẫn có UQPQ cho Chi nhánh nhưng ở mức thấp hơn khá nhiều (đặc biệt với những Chi nhánh được xếp hạng thấp thì mức UQPQ bằng 0), có sự phân chia theo hạng khách hàng, từ đó định hướng về quản trị rủi ro với từng nhóm khách hàng được thể hiện rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w