Hiện nay, tại một số Ngân hàng, công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng phục vụ công tác ra quyết định cho vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng và đuợc cụ thể hoá trong chính sách tín dụng từng thời kỳ. Thông qua việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, công tác quản trị rủi ro được tăng cường bởi đây là một trong những công cụ để đo lường rủi ro (mức độ rủi ro của khách hàng và khoản vay sẽ được lượng hóa một cách rõ ràng), giúp ngân hàng đưa ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng đối với khách hàng.
Nhận thức đuợc tầm quan trọng của việc đánh giá khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nên trong mô hình tín dụng mới của Vietinbank, quy định về điều kiện cấp tín dụng đã có thay đổi lớn so với truớc (chủ yếu căn cứ trên hạng khách hàng - nhu đã đề cập tại chuơng 2). Tuy
nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank chưa đưa ra chính sách cụ thể (chính sách lãi suất, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo và các chính sách đi kèm như mức ký quỹ cấp bảo lãnh, mở thư tín dụng, các mức phí, các chính sách ưu đãi khác) đối với từng nhóm khách hàng cũng như chính sách phân loại nợ, trích lập DPRR còn căn cứ theo tuổi nợ mà chưa dựa trên cơ sở hạng khách hàng. Vì vậy, Vietinbank cần sớm xây dựng và ban hành quy định về chính sách khách hàng, chính sách phân loại nợ, trích lập DPRR theo hạng, cụ thể:
- Quy định về lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện:
Do đặc thù của việc xếp hạng tín dụng là xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng nên việc dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng để xác định lãi suất cho vay đối với từng nhóm khách hàng là phù hợp và chính xác. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo chính sách bán hàng phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Đối với khách hàng đủ điều kiện được cấp tín dụng, mức lãi suất cho vay sẽ tỷ lệ nghịch với hạng tín dụng của khách hàng theo nguyên tắc khách hàng thuộc nhóm hạng thấp hơn tương ứng với RRTD cao hơn sẽ áp dụng mức lãi suất cao hơn nhằm phòng ngừa RRTD và ngược lại, khách hàng thuộc nhóm xếp hạng cao sẽ được áp dụng mức lãi suất thấp, lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích tăng trưởng tín dụng. Biên độ điều chỉnh lãi suất này sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế và chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nói chung và Vietinbank nói riêng cho từng thời kỳ.
- Quy định về tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ đối với khách hàng thoả mãn điều kiện cấp tín dụng
Hiện tại, trong các chỉ tiêu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, liên quan đến TSBĐ chỉ có duy nhất chỉ tiêu mức độ bảo đảm cho dư nợ vay (trên 30% hay dưới 30%) mà chưa đưa ra chỉ tiêu đánh giá về loại TSBĐ. Trong
khi đó, vấn đề xếp hạng TSBĐ khá phức tạp tuỳ theo loại tài sản như bất động sản, động sản, hàng hoá.. .và từ đó tính thanh khoản của từng loại tài sản lại được chia thành nhiều hạng mục khác nhau. Do đó, cần xây dựng thêm chỉ tiêu về phân loại TSBĐ để đánh giá điểm và hạng tín dụng của khách hàng.
Ngoài ra, nên dựa vào kết quả sau khi xếp hạng tín dụng khách hàng để xác định tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ. Cụ thể, tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ tỷ lệ thuận với hạng tín dụng của khách hàng theo nguyên tắc khách hàng thuộc nhóm hạng thấp hơn thì tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ sẽ thấp hơn, điều kiện về loại TSBĐ sẽ chặt chẽ hơn và ngược lại, đối với những khách hàng được xếp hạng cao hơn thì tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ sẽ cao hơn, điều kiện về loại TSBĐ sẽ lỏng hơn. Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ đối với mỗi nhóm khách hàng theo hạng tín dụng sẽ được áp dụng phù hợp trong từng thời kỳ và theo định hướng chính sách tín dụng mà NHNN điều hành.
- Quy định về mức ký quỹ bảo lãnh, mở thư tín dụng, các mức phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, các ưu đãi khác
Ngoài việc xây dựng các chính sách về lãi suất, tỷ lệ TSBĐ dựa trên kết quả của xếp hạng tín dụng, cần xây dựng các mức ký quỹ bảo lãnh, mở thư tín dụng, các mức phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, các ưu đãi khác dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng để từ đó những khách hàng có uy tín cao, RRTD thấp được hưởng các mức ưu đãi hợp lý, chính sách khách hàng phù hợp hơn. Một chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm hạng khách hàng vừa giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng vừa giúp sàng lọc khách hàng tốt hơn, khuyến khích thu hút được nhiều khách hàng tốt.
Điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định cấp GHTD, trong khi hiện nay việc chấm điểm được thực hiện 100% trên hệ thống máy tính mà không có bộ chỉ tiêu chấm thủ công ở ngoài tương đương. Do đó, khi hệ thống chấm điểm bị trục trặc sẽ ảnh hưởng
đến tiến độ công việc, phải mất thời gian chờ đợi bộ phận công nghệ thông tin sửa chữa. Vì vậy, cần xây dựng bộ chỉ tiêu chấm thủ công tương đương với chấm trên máy để có thể khắc phục các sự cố khi cần thiết.
Ngoài ra, để vận hành tốt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ kiến thức về xếp hạng tín dụng
Trước đây tại mô hình cũ, phần lớn việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng chỉ mang tính hình thức, chưa đi sâu vào tư duy của cán bộ thẩm định tại TSC và Chi nhánh. Việc thay đổi tư duy tín dụng là vô cùng quan trọng để tiến tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Kết quả xếp hạng tín dụng phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của cán bộ bởi ngoài các chỉ tiêu định lượng do hệ thống chấm tự động thì việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, thu thập thông tin của người xếp hạng. Vì vậy, năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người xếp hạng sẽ góp phần quyết định chất lượng xếp hạng. Để nâng cao kiến thức về xếp hạng tín dụng cho cán bộ chấm điểm cần có những biện pháp như: thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo kiến thức về hệ thống xếp hạng tín dụng, cung cấp đầy đủ những tài liệu hướng dẫn sử dụng, phổ biến kịp thời những thay đổi cập nhật của hệ thống.
- Kiểm tra chất lượng thực hiện xếp hạng tín dụng
Hiện tại, Vietinbank chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát về tần suất thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng đã đúng quy định chưa cũng như chất lượng và tính chính xác của việc xếp hạng khách hàng. Bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng bao gồm rất nhiều các chỉ tiêu phi tài chính mà kết quả chấm điểm phụ thuộc vào tài liệu thu thập và nhận định của cán bộ tín dụng. Do đó, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ nghiêm túc quy định, quy trình chấm điểm như: thu thập tài liệu không đầy đủ, chấm điểm sơ sài đối phó thì kết quả xếp hạng có thể bị sai lệch và phản ánh không hoàn toàn chính xác tình hình thực tế của
khách hàng. Trong khi đó, kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và chính sách áp dụng cho khách hàng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của việc chấm điểm, Vietinbank cần có quy định về việc thực hiện kiểm tra chất luợng xếp hạng tại các Chi nhánh, cụ thể bộ phận kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh ngoài việc kiểm tra hồ sơ tín dụng theo quy định hiện tại thì sẽ kiểm tra luôn việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng của hồ sơ đó để giúp nâng cao trách nhiệm trong việc xếp hạng tín dụng, đặc biệt đối với những hồ sơ thuộc thẩm quyền của Chi nhánh, không qua Phòng Đánh giá xếp hạng tại TSC rà soát.
- Quy định cụ thể về tài liệu phục vụ chấm điểm phi tài chính
Trong quá trình xếp hạng tín dụng, bên cạnh việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính thì việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính phụ thuộc khá nhiều vào tính chủ quan của cán bộ do các thông số đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính rất chung chung, hơn nữa có những chỉ tiêu khó có thể xác định đuợc cán bộ chấm đúng hay sai nhu: kinh nghiệm trong ngành, tiền án, tiền sự của lãnh đạo doanh nghiệp...
Vì vậy, để việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính đuợc chính xác hơn và có cơ sở cho việc giám sát, kiểm tra sau này, Vietinbank cần nghiên cứu ban hành danh sách các loại hồ sơ tài liệu mà cán bộ tín dụng cần thu thập để phục vụ việc đánh giá chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Danh sách các tài liệu cần thu thập sẽ bám sát theo nội dung đánh giá. Việc này vừa giúp cho cán bộ tín dụng chấm điểm khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác vừa giúp lãnh đạo có cơ sở kiểm tra.
- Hỗ trợ rà soát việc chấm điểm xếp hạng tín dụng
+ Theo quy định, tần suất của việc chấm điểm:
(i) Khi thẩm định cấp GHTD cho khách hàng doanh nghiệp hoặc cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân (trừ truờng hợp đã có kết quả chấm điểm
gần nhất không quá 6 tháng và thông tin khách hàng không thay đổi);
(ii) Khi rà soát định kỳ hoặc điều chỉnh đột xuất GHTD cho khách hàng mà GHTD tại thời điểm rà soát hoặc GHTD sau điều chỉnh vuợt mức kiểm soát thẩm định của Chi nhánh và hạng tín dụng khách hàng tại thời điểm gần nhất do lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt, Chi nhánh phải thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng trình Trụ sở chính phê duyệt;
(iii) Định kỳ 6 tháng/lần kể từ thời điểm chấm điểm gần nhất (trừ truờng hợp khách hàng không còn du nợ tín dụng tại NHCT và hết thời hạn duy trì GHTD);
+ Để tránh truờng hợp chấm điểm bị thiếu sót thì trong quá trình chấm điểm, xếp hạng định kỳ, chuơng trình xếp hạng tín dụng cần bổ sung thêm các tính năng hỗ trợ nhu:
(i) Kết xuất danh sách khách hàng bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng còn số du cấp tín dụng tại thời điểm xếp hạng tín dụng.
(ii) Kết xuất danh sách khách hàng đuợc miễn xếp hạng tín dụng đối với khách hàng đã tất toán khoản vay, khách hàng vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi tại Vietinbank.
(iii) Đến cuối kỳ chấm điểm, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần xuất báo cáo về việc hoàn tất chấm điểm và xếp hạng tín dụng, báo cáo danh sách khách hàng chua hoàn thành chấm điểm ở từng Chi nhánh và tự động chuyển vào mail cho lãnh đạo ở Chi nhánh để nhắc nhở cán bộ thực hiện chấm điểm đầy đủ.