Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với việc chuyển đổi mô hình quản lý tín

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 49)

MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÍN DỤNG

1.4.1 Khái niệm

Tăng cường quản trị rủi ro là việc áp dụng các biện pháp tích cực nhằm quản trị rủi ro chặt chẽ hơn, giảm thiểu hơn nữa những tổn thất do rủi ro gây ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận/thu nhập cho Ngân hàng.

Tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng là việc chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng theo hướng tích cực nhằm quản trị rủi ro chặt chẽ hơn, giảm thiểu hơn nữa những tổn thất do rủi ro gây ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận/thu nhập cho Ngân hàng.

1.4.2 Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với việc chuyển đổi mô hình quảnlý tín dụng lý tín dụng

Từ khái niệm được đề cập tại mục 1.4.1, có thể hình dung mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với việc chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng một cách đơn giản: quản trị rủi ro là mục tiêu, còn việc chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng là một trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu đó.

Một mô hình quản lý tín dụng phù hợp sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của việc quản trị rủi ro bởi nó quy định cách thức tổ chức hoạt động tín dụng trong nội bộ Ngân hàng, thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro bằng hệ thống cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng hợp lý, quy trình tín dụng được chuẩn hoá, phân quyền phù hợp, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận tác nghiệp, với các chốt kiểm soát rủi ro chặt chẽ sẽ góp phần chủ động ngăn ngừa, hạn chế RRTD xảy ra trong tất cả các khâu của quá trình cấp tín dụng: thẩm định - phê duyệt cấp tín dụng - giải ngân - giám sát sau cho vay - thu nợ.

1.4.3 Vai trò của việc chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng đối với tăng cường quản trị rủi ro

1.4.3.1 Góp phần thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động

Một mô hình quản lý tín dụng hợp lý sẽ giúp việc quản trị RRTD được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu trong quy trình tín dụng tại Chi nhánh và Trụ sở chính, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm

và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định

và quyết định tín dụng, thông qua đó nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động trên các phương diện:

Thứ nhất, công việc quan hệ khách hàng (“bán hàng”) và hỗ trợ “bán hàng” trong hoạt động tín dụng được tách rời. Các Chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc kiểm soát thẩm

định và phê duyệt cấp giới hạn tín dụng (GHTD), các khoản vay cho khách hàng

tập trung tại Trụ sở chính (TSC), theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn.

phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng dịch vụ hỗ trợ, tư vấn chuyên nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm, mức độ chuyên sâu của đội ngũ bán hàng, khách

hàng sẽ được sử dụng các sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí cạnh tranh.

Thứ ba, việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa Trụ

sở chính và Chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của Chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trên cơ sở đó kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, khối Quản lý rủi ro đóng vai trò kiểm soát độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh, bảo đảm phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng, phù hợp thông lệ quốc tế.

1.4.3.2 Đáp ứng các yêu cầu về quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế

Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tín dụng tập trung là bước đi quan trọng để các Ngân hàng tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản trị rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được, tạo ra sự chuyên môn hóa sâu sắc giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng hướng tới các yêu cầu, thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro theo Basel II, III (Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel).

1.4.4 Tính cấp thiết của việc chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng nhằm tăng cường quản trị rủi ro

hoạt động tín dụng, dẫn đến RRTD xảy ra với nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan (rủi ro đạo đức, rủi ro tác nghiệp, ...).

Với các Ngân hàng có quy mô lớn và vừa, truớc yêu cầu cấp bách phải tăng cuờng quản trị RRTD để gia tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín, vị thế, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế, việc chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng từ phân tán sang tập trung là phù hợp và cấp thiết. Tính cấp thiết này xuất phát từ những thiệt hại, tổn thất do RRTD gây ra hàng năm đối với không chỉ một Ngân hàng mà còn là hiệu ứng dây chuyền tới toàn bộ hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế là không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi phần lớn các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nợ xấu gia tăng mạnh và trở thành vấn đề nhức nhối.

Việc chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng từ phân tán sang tập trung giúp

công tác quản trị RRTD đuợc tăng cuờng trên cơ sở tách biệt các khâu trong quy

trình tín dụng tại Chi nhánh và Trụ sở chính, đảm bảo tính chuyên môn hóa cao,

độc lập, khách quan, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng.

Truớc đây, trong mô hình quản lý tín dụng phân tán, phòng Khách hàng tại Chi nhánh thực hiện đồng thời tất cả các chức năng: kinh doanh (tìm kiếm, tiếp thị khách hàng), phân tích (thẩm định), tác nghiệp (giải ngân, thu nợ,.), quản lý rủi ro (giám sát, theo dõi, đôn đốc,.) dẫn tới không ít truờng hợp nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra do:

- Cán bộ vừa tìm kiếm khách hàng vừa thẩm định cho vay nên không có đánh giá khách quan, độc lập về tình hình khách hàng;

- Chất luợng thẩm định yếu kém do tính chất công việc và kiến thức không chuyên sâu, không có nguồn thông tin đầy đủ;

độ, năng lực);

- Do cán bộ thực hiện nhiều công việc một lúc nên không có đủ thời gian để bám sát tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và luân chuyển vốn của khách hàng;

- Rủi ro đạo đức do thông đồng với khách hàng...

Việc tách bạch chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng bền vững (tăng trưởng đi đôi với kiểm soát được chất lượng tín dụng) do có các bộ phận chuyên trách để: thẩm định tín dụng, phê duyệt tín dụng, kiểm soát giải ngân, theo dõi khách hàng, thu nợ.giúp cho các giao dịch tín dụng được kiểm soát nhanh chóng, kịp thời và thông suốt, đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w