Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 41)

1.2.6.1 Các nhân tố bên trong Đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán bộ hay nhân tố con người chính là điểm mấu chốt, quyết định

sự thành công của hoạt động quản trị rủi ro. Nếu có sẵn các nguồn thông tin và hệ thống công nghệ hiện đại mà không có vai trò của con người hoạch định chiến lược, phân tích thông tin, nhận diện rủi ro để kịp thời đưa ra các quyết định

đúng đắn cũng như phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch thì hoạt động quản trị

coi như vô nghĩa. Chẳng hạn như khâu thẩm định, việc đánh giá khách hàng để

nhận diện rủi ro tiềm ẩn không chỉ đơn thuần dựa trên con số báo cáo mà còn dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn, phân tích và phán đoán về khả năng, cơ hội

thành công của khách hàng, đòi hỏi trình độ của cán bộ tín dụng.

độc lập mà phải có sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả, trao đổi thông tin thuờng xuyên lẫn nhau giữa cả ba bộ phận trong toàn bộ quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Có nhu vậy, hoạt động quản trị rủi ro mới thật sự phát huy hiệu

quả, bởi lẽ chỉ cần một khâu trong quá trình cấp tín dụng có vấn đề thì vẫn có thể

gây ra tổn thất, các khâu khác dù có làm tốt đến đâu cũng không có ý nghĩa.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một trong những chốt kiểm soát rủi ro, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chủ động nhận dạng, cảnh báo rủi ro, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, do đó đây là một phần không thể thiếu trong công tác quản trị rủi ro.

Công nghệ và hệ thống thông tin, báo cáo

Công nghệ ngân hàng hiện đại cung cấp cho nguời làm công tác quản trị rủi ro những công cụ hữu hiệu từ việc phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra (dự báo khả năng biến động tiền gửi và tiền vay, theo dõi dòng tiền của khách hàng về tài khoản, tần suất vay - trả, thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống cảnh báo rủi ro đối với một số doanh nghiệp, ngành nghề...) đến việc cập nhật từng giờ những thông tin cần thiết (thông tin từ CIC, từ các cơ quan quản lý, từ các Ngân hàng khác, từ đối tác.) cũng nhu hệ thống nhắc nợ đối với khách hàng và cán bộ tín dụng để chủ động trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Một hệ thống công nghệ hiện đại đảm bảo thu thập, phân tích các báo cáo cho phép sử dụng với nhiều mục đích khác nhau là một yêu cầu thiết yếu, giúp triển khai hiệu quả các biện pháp quản trị rủi ro.

Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu đi kèm với công nghệ là các nguồn thông tin phục vụ công tác quản trị rủi ro. Hệ thống thông tin không đầy đủ và thiếu cập nhật sẽ khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các thông tin về thị truờng, các kênh thông tin để kiểm tra

tin đầu ra cũng rất quan trọng. Đó là hệ thống các báo cáo phục vụ cho mục đích quản trị rủi ro của các cấp lãnh đạo nhu: báo cáo trạng thái dự trữ và thanh khoản, báo cáo du nợ của các khách hàng lớn nhất, báo cáo chất luợng tín dụng, ...Trên cơ sở phân tích những báo cáo này mà các cấp lãnh đạo sẽ kịp thời đua ra những điều chỉnh cần thiết trong hoạt động kinh doanh.

Vấn đề thưởng, phạt, tiền lương

Nếu nhu công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ góp phần tạo nên chốt kiểm soát rủi ro một cách “bắt buộc” thì việc quan tâm đến chế độ thuởng, phạt, tiền luơng sẽ tạo ra động lực để cán bộ nâng cao tinh thần trách nhiệm, nói “không” với tiêu cực, từ đó hạn chế rủi ro đạo đức.

1.2.6.2 Các nhân tố bên ngoài Môi trường kinh tế - xã hội

Một môi truờng kinh tế - xã hội ổn định sẽ là nền tảng quan trọng cho các

doanh nghiệp phát triển, nguợc lại trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhu hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thậm chí phá

sản, dẫn tới hệ quả tất yếu là nợ xấu gia tăng mạnh, ảnh huởng không nhỏ tới công

tác quản trị RRTD của Ngân hàng từ việc hoạch định chiến luợc, nhận dạng, đo

luờng, phòng ngừa rủi ro và hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại do RRTD gây ra.

Môi trường pháp lý

Các NHTM thuờng xuyên đuợc kiểm tra, giám sát từ cơ quan chủ quản trực tiếp là NHNN - nơi xây dựng các định huớng, chính sách cho hoạt động Ngân hàng. Vì vậy, nếu các văn bản, quy định của NHNN phù hợp, mang tính chuẩn mực thì sẽ là định huớng tốt cho các NHTM trong việc triển khai các

Bên cạnh đó, các điều luật, nghị định, thông tu, chính sách ban hành bởi các cơ quan quản lý nhu Chính phủ, các Bộ, ban, ngành... nhu chính sách thuế, xuất nhập khẩu, tỷ giá.. .có tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp và qua đó tác động đến công tác quản trị RRTD của NHTM.

Mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng

Trong truờng hợp khách hàng có chủ đích lừa đảo, gian lận dẫn đến cung cấp thông tin không chính xác, khách hàng không có thiện chí trả nợ thì việc quản trị RRTD của Ngân hàng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Khi đó, Ngân hàng sẽ phải áp dụng các biện pháp tốn kém nhiều chi phí, thời gian, công sức nhu xử lý TSBĐ, khởi kiện.

Mối quan hệ giữa Ngân hàng với các Ngân hàng khác

Đối với quản trị thanh khoản, sự cạnh tranh trên địa bàn giữa các Ngân hàng về chính sách lãi suất huy động, chính sách tín dụng ảnh huởng đến cung,

cầu thanh khoản của mỗi Ngân hàng. Hoặc với RRTD, khi các Ngân hàng cùng

hợp tác trong việc chia sẻ thông tin về khách hàng có nguy cơ vỡ nợ, hợp tác trong việc xử lý TSBĐ, thu hồi nợ sẽ góp phần giúp việc phát hiện và xử lý RRTD của Ngân hàng trở nên thuận lợi. Nguợc lại, nếu một Ngân hàng chỉ giữ thông tin bí mật cho riêng mình, tranh thủ lúc khách hàng chua bị phát hiện có nguy cơ vỡ nợ tại các Ngân hàng khác để yêu cầu khách hàng tất toán nợ vay tại

Ngân hàng mình và đẩy nợ xấu sang Ngân hàng khác cũng là một vấn đề gây khó khăn trong công tác quản trị RRTD của hệ thống Ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w