TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÍN

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 100)

DỤNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

2.3.1 Kết quả đạt được

Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng đã góp phần tăng cường công tác quản trị rủi ro trên các giác độ sau:

2.3.1.1 Nâng cao chất lượng thẩm định từ đó hạn chế rủi ro

Trong những năm qua, Vietinbank là Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản, lợi nhuận nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng ở mức cao. Do đó, một đòi hỏi cấp bách đặt ra là đi đôi với tăng trưởng phải đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh tăng trưởng quá nóng dẫn tới nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, tiềm ẩn rủi ro nợ xấu phải xử lý sau này. Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng trong thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng thẩm định cũng như tăng cường kiểm soát rủi ro, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Chất lượng thẩm định được nâng cao, đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng nhận dạng, phân tích rủi ro từ đó góp phần đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, hạn chế RRTD từ khâu đầu tiên trên cơ sở:

Đảm bảo tính khách quan, độc lập, chuyên môn hóa

Trước đây, tại mô hình phân tán, phòng Khách hàng/phòng giao dịch tại Chi nhánh vừa phải tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, vừa thẩm định và quyết định cho vay, dẫn tới rủi ro từ việc thông đồng, linh hoạt cho khách hàng, cố tình làm sai, lách quy định hoặc cũng có thể xuất phát từ việc cán bộ phải kiêm nhiệm quá nhiều việc một lúc nên không thể chuyên tâm cho việc thẩm định một cách sâu sắc, bài bản, việc thẩm định đôi khi chỉ mang tính hình thức trên giấy tờ. Việc thành lập một bộ phận thẩm định độc lập đã giải quyết được vấn đề này.

Thay đổi tư duy thẩm định và đánh giá khách hàng

Trước năm 2013, Vietinbank vẫn áp dụng hệ điều kiện cấp tín dụng bao gồm phần lớn là các chỉ tiêu tài chính và hạng, trong đó hạng tín dụng đóng vai trò hết sức mờ nhạt, cán bộ chấm điểm mang tính hình thức. Trong khi đó, trên thực tế, có những chỉ tiêu phi tài chính lại quan trọng hơn rất nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cấp tín dụng, đặc biệt trong điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam, các thông tin tài chính thường kém minh bạch, báo cáo tài chính không có kiểm toán hoặc kiểm toán bị giới hạn về phạm vi. Tại mô hình tín dụng giai đoạn 2 áp dụng từ đầu năm 2013, với hệ điều kiện cấp tín dụng mới (nêu trên) đã làm thay đổi tư duy thẩm định và đánh giá khách hàng, theo đó việc cấp tín dụng chủ yếu dựa vào hạng khách hàng. Điểm và hạng phản ảnh một cách toàn diện về khách hàng (bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được áp dụng theo trọng số khác nhau) và là căn cứ để đưa ra định hướng tín dụng với từng khách hàng trong mỗi thời kỳ, đồng thời cũng là căn cứ để phân loại nợ, trích lập dự phòng mà không căn cứ vào tuổi nợ (chẳng hạn như khoản vay chưa quá hạn nhưng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm, dẫn tới giảm điểm và hạng tín dụng, khách hàng vẫn có thể bị xếp vào nợ nhóm 2 hoặc nhóm nợ cao hơn). Đây là quan điểm mà các Ngân hàng tại Việt Nam đang hướng tới để theo kịp thông lệ quốc tế (được thể hiện trong điều 7 QĐ 493 hoặc trong thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN).

Nguồn thông tin đầy đủ hơn để có cái nhìn tổng quát và toàn diện về doanh nghiệp, về nhóm khách hàng liên quan, về ngành...

Ở mô hình quản lý tín dụng phân tán, trong nội dung thẩm định của Chi nhánh thường không có thông tin về nhóm khách hàng liên quan và về ngành, nguyên nhân do Chi nhánh không có đầy đủ thông tin về các khách hàng liên quan trong nhóm tại các Chi nhánh khác cũng như không có thông tin phân tích ngành hỗ trợ. Trong khi đó, rủi ro của nhóm khách hàng liên quan lại là

rủi ro lớn và tiềm ẩn, nếu không được cảnh báo kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều lần so với rủi ro đối với một khách hàng đơn lẻ.

Trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định tại TSC cao hơn tại Chi nhánh

Nhìn chung mặt bằng trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định tại Trụ sở chính được tuyển chọn kỹ càng và được trau dồi nghiệp vụ thường xuyên qua nhiều tình huống phát sinh liên quan đến nhiều loại khách hàng, ngành nghề kinh doanh trong công việc hàng ngày nên kiến thức, kinh nghiệm thẩm định cao hơn tại Chi nhánh, đồng thời có được góc nhìn khách quan, toàn diện hơn so với Chi nhánh.

Hệ thống mẫu biểu đòi hỏi cán bộ thẩm định tại Chi nhánh và Trụ sở chính phải thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc thẩm định

2.3.1.2 Kiểm soát giải ngân, hạn chế rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức

Thực tế sau khi vận hành mô hình mới cho thấy trong quá trình cấp tín dụng trước đó:

- Một số trường hợp Chi nhánh cấp và quản lý khoản tín dụng sai quy trình, quy định (sai tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị TSBĐ; không tuân thủ quy trình quản lý kho hàng; quản lý hàng hóa theo L/C; không thực hiện các điều kiện trước khi giải ngân; giải ngân trên hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ không hợp lý, hợp lệ; giải ngân thiếu chứng từ do cho phép khách hàng nợ sau đó không bổ sung, hoàn thiện được...) dẫn tới rủi ro sau này.

- Một số trường hợp tác nghiệp sai trên máy, không khớp với hồ sơ giấy

Từ khi mô hình mới đi vào vận hành đã góp phần kiểm soát được các rủi

ro phát sinh trong quá trình giải ngân (do nguyên nhân khách quan, chủ quan) trên cơ sở chứng từ đúng, đủ mới phê duyệt thông qua giải ngân; cũng như góp

phần phát hiện được các sai phạm trong quá trình cấp tín dụng trước đó để đưa ra cảnh báo giúp Chi nhánh có ứng xử tín dụng kịp thời, hạn chế thiệt hại.

2.3.1.3 Quy trình tín dụng được cải tiến theo hướng chuyên môn hóa

tín dụng, tạo điều kiện cho bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện việc tìm kiếm, chăm sóc khách hàng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, việc giao nhiệm vụ cho bộ phận kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh luu trữ các hồ sơ gốc góp phần hạn chế tình trạng thất lạc hồ sơ hoặc hồ sơ không đầy đủ theo quy định (tình trạng này khá phổ biến tại mô hình cũ do cán bộ tín dụng kiêm nhiệm nhiều việc một lúc nên không có th ời gian sắp xếp và thu thập đủ hồ sơ theo chuẩn ISO).

Một số bộ phận hỗ trợ cho việc chuyên môn hóa trong xử lý hồ sơ tín dụng có thể kể đến nhu: Trung tâm công nghệ thông tin (hỗ trợ luân chuyển hồ sơ điện tử), Phòng Quản lý rủi ro tín dụng (cung cấp các thông tin ngành, định huớng tín dụng, cảnh báo rủi ro,...), Phòng Chế độ, chính sách tín dụng (đua ra hệ thống mẫu biểu hợp lý đòi hỏi Chi nhánh phải cung cấp đủ các thông tin phục vụ quá trình kiểm soát thẩm định). Kết quả của việc chuyên môn hóa về mặt định luợng thể hiện ở số luợng hồ sơ giải quyết tại bộ phận kiểm soát thẩm định của Trụ sở chính tăng lên đáng kể:

Không có số liệu chi tiết

vay, bảo lãnh, L/C 127 213 882

Hồ sơ Dự án 151 118 288

Hồ sơ cơ cấu nợ 85 219 464

Các hồ sơ khác 285 549 1.353

Việc tập trung phần lớn các hồ sơ tín dụng lên Trụ sở chính phê duyệt thông qua giúp Ngân hàng quản lý tập trung đuợc tổng thể du nợ cho vay với

từng đối tượng khách hàng, nắm bắt được tình hình, đặc thù của khách hàng tại

các Chi nhánh, qua đó có thể thấy được các quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng có phù hợp hay không để đưa ra các điều chỉnh phù hợp tại từng thời kỳ, cụ thể có ứng xử tín dụng phù hợp với: (i) nhóm khách hàng liên quan,

(ii) các khách hàng lớn/vừa và nhỏ/vi mô, (iii) các khách hàng thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Chẳng hạn như đối với các khách hàng thuộc lĩnh vực lúa gạo thì áp dụng chính sách đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào những dịp mùa vụ trong năm như vụ Đông xuân, hè thu và giảm vào những thời kỳ khác trong năm; hoặc trong thời kỳ bất động sản đóng băng thì hạn chế cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực này để hạn chế rủi ro nợ xấu nhưng tăng cường cho vay tiêu dùng để mua nhà, đây là biện pháp gián tiếp để bơm vốn cứu các doanh nghiệp bất động sản.

Với nhóm khách hàng liên quan, khi xét thấy tổng dư nợ đối với một nhóm khách hàng liên quan quá lớn trong khi hoạt động của nhóm tiềm ẩn rủi ro, Ngân hàng sẽ có biện pháp nhất quán, phù hợp để điều chỉnh việc cấp và quản lý tín dụng đối với toàn bộ các khách hàng trong nhóm. Điều này sẽ khó có thể thực hiện được nếu áp dụng mô hình quản lý tín dụng phân tán bởi tại mô hình phân tán, mỗi Chi nhánh sẽ áp dụng các chính sách khác nhau với khách hàng của mình.

Trong trường hợp một khách hàng quan hệ với nhiều Chi nhánh, trước đây ở mô hình phân tán, các Chi nhánh sẽ cạnh tranh nhau bằng cách nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, chạy đua hạ lãi suất,... để lôi kéo khách hàng, vô hình chung tính trên lợi ích tổng thể của Ngân hàng sẽ bị thiệt hại. Mô hình quản lý tập trung giải quyết được vấn đề này trên cơ sở: (i) phê duyệt GHTD cho khách hàng và phân bổ giới hạn này tại mỗi Chi nhánh tùy theo mức độ quan hệ với khách hàng, năng lực quản lý, lợi thế của từng Chi nhánh; (ii) quy

NQH 3.938 8.22 0

13.179 12.505 11.804 6.302 8.171 9.845 10.204

Nợ xấu 1.539 2.20

3 5.278 7.104 7.866 4.890 5.442 7.389 8.519

định chính sách tín dụng nhất quán áp dụng với khách hàng (chính sách về lãi suất, quản lý TSBĐ, tiền gửi,...).

2.3.1.5 Đánh giá khách quan về rủi ro của khoản vay qua đó góp phần cải thiện chất lượng tín dụng

Truớc đây, tại mô hình cũ, theo quy định Chi nhánh đuợc quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết cho vay của Chi nhánh và không vuợt quá các giới hạn sau: (i) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tối đa 4 lần (đối với nợ gốc) và 6 lần (đối với nợ lãi) theo một Hợp đồng tín dụng; (ii) Thời hạn gia hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay: (i) đối với cho vay ngắn hạn: tối đa một chu kỳ luân chuyển vốn nhung không quá thời hạn cho vay ban đầu; (ii) đối với cho vay trung, dài hạn: tối đa ½ thời hạn cho vay ban đầu nhung không quá 18 tháng.

Theo cơ chế đó, có nhiều khoản vay Chi nhánh đã linh động cơ cấu cho khách hàng và phân loại vào nợ nhóm 1, trong khi về bản chất phải phân loại vào nhóm nợ cao hơn. Đối với mô hình chuyển đổi giai đoạn 1, việc tách bạch chức năng quan hệ khách hàng và thẩm định tại Chi nhánh (giao cho Phòng QLRR tại Chi nhánh đảm nhiệm việc thẩm định độc lập) đã góp phần loại bỏ bớt những truờng hợp không đủ điều kiện cơ cấu nợ. Đặc biệt, hiện tại, đối với mô hình chuyển đổi giai đoạn 2 điều chỉnh, thẩm quyền cơ cấu nợ của Chi nhánh bị giới hạn trong phạm vi hẹp hơn do mức ủy quyền phán quyết cho Chi nhánh ở mức thấp, do đó số luợng hồ sơ cơ cấu nợ thuộc thẩm quyền của Trụ sở chính tăng lên, trong số này có nhiều hồ sơ Trụ sở chính đã từ chối không cơ cấu hoặc cơ cấu nhung không giữ nguyên nhóm nợ, để phản ánh khách quan và đúng bản chất rủi ro của khoản vay (hay khả năng trả nợ của khách hàng).

Việc nhận dạng, đánh giá đúng mức độ rủi ro của khoản vay là cơ sở quan trọng để dự báo khả năng thu hồi gốc và lãi, đua ra các biện pháp, ứng xử tín dụng kịp thời, thích hợp để thu hồi nợ, hạn chế ở mức thấp nhất các tổn thất do rủi ro gây ra. Việc đánh giá một cách khách quan, công khai, minh bạch về rủi ro của khoản vay dẫn tới tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3-nhóm 5) và nợ quá hạn (nhóm 2-nhóm 5) của Vietinbank trong năm 2012 và 2013 có xu hướng tăng mạnh so với các năm trước đó. Trong bối cảnh các tổ chức có uy tín trên thế giới nhận định nợ xấu của các NHTM Việt Nam không dưới hai con số còn các Ngân hàng chỉ công bố ở mức trên dưới 1% thì đây là một bước tiến lớn trong công tác quản trị RRTD của Vietinbank khi đã từng bước nhận diện và đo lường được rủi ro theo chuẩn và thông lệ quốc tế, mạnh dạn nhìn nhận để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng

xấu 0,7% 0,8% 1,8% 2,5% 2,6% 1,5% 1,7% 2,2% 2,5% Tỷ lệ NQH 1,7% 2,8% 4,6% 4,4% 3,9% 1,9% 2,5% 2,9% 3% Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) 0,1% 0,3% 0,4% 0,8% 0,9% 0,6% 0,9% 1,2% 1,6% Tỷ lệ DPRR/tổng dư nợ cho vay KH 1,2% 1% 1,3% 1,9% 1,9% 1,1% 1,5% 1,8% 1,6%

Biểu 2.6: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, nợ nhóm 5 và tỷ lệ dự phòng rủi ro qua các giai đoạn

Nguồn: Vietinbank, Báo cáo thường niên Vietinbank 2010, 2011, 2012 [17]

2.3.1.6 Nâng cao năng lực đo lường, nhận diện, giám sát, quản lý rủi ro thông qua bộ phận chuyên trách

Từ năm 2012 trở về trước, chức năng của phòng Quản lý rủi ro tín dụng - đầu tư tại Trụ sở chính bao gồm cả tái thẩm định các hồ sơ tín dụng, xây dựng chính sách quản lý rủi ro, cảnh báo rủi ro, định hướng và phân tích ngành...Tại mô hình chuyển đổi giai đoạn 2 và giai đoạn 2 điều chỉnh đã có sự tách bạch và chuyên môn hóa giữa các chức năng này và có thêm bước kiểm soát rủi ro trong khâu giải ngân, cụ thể Phòng Quản lý rủi ro tín dụng - đầu tư được tách làm ba phòng:

- Phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD: kiểm soát thẩm định các hồ sơ tín dụng, hạn chế rủi ro trong khâu thẩm định, quyết định cho vay;

- Phòng Kiểm soát giải ngân: kiểm soát và phê duyệt thông qua việc giải ngân, hạn chế rủi ro trong khâu giải ngân;

- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: xây dựng chính sách quản lý rủi ro, cảnh báo rủi ro, định hướng và phân tích ngành.. .từ đó góp phần quản lý rủi

ro tổng thể của toàn Ngân hàng.

Việc tách bạch này giúp các phòng ban có thể thực hiện chức năng của mình một cách chuyên môn hóa và chuyên sâu, góp phần nâng cao năng lực đo lường, nhận diện, giám sát, quản lý rủi ro.

2.3.1.7 Phân quyền phù hợp

Tại mô hình chuyển đổi giai đoạn 2 điều chỉnh đã thiết lập các mức uỷ quyền phán quyết phù hợp cho từng Chi nhánh, do đó vừa đáp ứng mục tiêu của việc quản lý tập trung, vừa tạo điều kiện linh hoạt cho Chi nhánh có thể giải quyết nhanh những hồ sơ tín dụng có giá trị nhỏ trong bối cảnh nguồn nhân lực tại Trụ sở chính có hạn.

2.3.1.8 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cải tiến, góp phần hạn chế rủi ro

Theo mô hình mới, hạng khách hàng là điều kiện cơ bản để ra quyết định cấp tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được cải tiến (đã đề cập chi tiết tại mục 2.2.3) góp phần không nhỏ vào việc đánh giá và phân loại khách hàng theo đúng mức độ rủi ro, qua đó góp phần hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những tồn tại

Tốc độ xử lý hồ sơ còn chậm

Một phần của tài liệu 1412 tăng cường quản trị rủi ro thông qua chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w