Đổi mới, tăng cường quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 98 - 100)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2. Một số giải pháp chính hồn thiện cơng tác quản lý thuế GTGT đối với các DN

3.2.3. Đổi mới, tăng cường quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Đối với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh cần thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết định kỳ công tác chống thất thu, nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh; đánh giá mức độ thất thu, nợ đọng thuế trên từng địa bàn huyện, xác định rõ lĩnh vực cịn thất thu, nhận dạng chính xác các nhóm DN có

khả năng rủi ro cao để lập danh sách các DNNVV cần thanh tra, kiểm tra thuế, tập trung thu nợ thuế. Trong đó, tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh doanh thương mại, xây dựng và đặc biệt là những loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử và kinh doanh qua mạng…

Cơ quan Thuế phải thường xuyên ra soát, kịp thời phát hiện và xử lý các DN cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ thu kịp thời các khoản vào NSNN, phù hợp với pháp luật thuế, công tác cưỡng chế và thu nợ thuế phải đảm bảo xác định kịp thời, chính xác các khoản nợ của từng DN.

- Thứ nhất, đối với nhóm DN chấp hành tốt và chấp nhận nộp thuế, sự vi phạm luật thuế xảy ra thường là do nhầm lẫn trong kê khai thuế, vơ tình trốn thuế hay vì những lý do khách quan mà chậm nộp tiền thuế thì chưa nên sử dụng các biện pháp cưỡng chế mà cơ quan thuế cần áp dụng các biện pháp nhắc nhở, đơn đốc và hỗ trợ DN hồn thành nghĩa vụ.

- Thứ hai, đối với nhóm DN miễn cưỡng nộp thuế thì chính sách cưỡng chế cần xem xét số lần vi phạm và lịch sử tuân thủ, đặc điểm của DN, lý do, hồn cảnh, khó khăn, vướng mắc dẫn đến vi phạm để xác định đúng hình thức xử lý vi phạm nên sử dụng. Các hình thức nên áp dụng nên ở mức độ nhẹ như: phạt cảnh cáo, nhắc nhở, áp dụng các yêu cầu kê khai khắt khe chi tiết hơn các DN khác hay phạt tiền khi DN nộp thuế chậm.

- Thứ ba, đối với nhóm DN từ chối nộp thuế, đây là những DN chây ỳ không nộp tiền thuế, cố tình nộp chậm, vi phạm nhiều lần, thuộc nhóm DN khó thu. Các chính sách cưỡng chế cần áp dụng các biện pháp mạnh, cứng rắn để đảm bảo thu hồi các khoản nợ thuế cho NSNN và dần dần làm thay đổi tư duy của DN. Các biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi của DN, kê biên và bán đấu giá tài sản của DN, thu tiền hay tài sản của DN đó do tổ chức cá nhân khác nắm giữ, thu hồi mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hay nghiêm khắc hơn là chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế cần chỉ đạo cho tất cả các Đội nghiệp vụ và toàn bộ CBCC triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định và có giao chỉ tiêu cụ thể. Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ, thường xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế để đôn đốc thu nợ kịp thời. Quán triệt chỉ đạo ban hành 100% thông báo nợ thuế, tiền phạt chậm nộp đến từng DN nợ thuế GTGT trên địa bàn. Kèm với đó là đánh giá mức độ hồn thành cơng tác quản lý nợ của từng Đội và CBCC thu nợ với công tác thi đua khen thưởng.

Bên cạnh đó, Chi cục Thuế cần phải phối hơp tốt với các Ngân hàng trên địa bàn trong việc trích tiền trong tài khoản Ngân hàng, cung cấp thông tin DN, phong tỏa tài khoản ngân hàng của các DN cố tình chây ỳ, nợ thuế khó địi. Đặc biệt phối hợp với cơ quan Cơng an và các ban ngành đồn thể để gặp gỡ các DN vận tải nợ thuế trên địa bàn, yêu cầu các DN nộp thuế. Cần thường xuyên thành lập đoàn liên ngành giữa cơ quan thuế, UBND các xã, thị trấn các cơ quan khác để truy thu thuế các DN trên địa bàn.

Tăng cường công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng. Đối với những khoản nợ do những DN đã giải thể, mất tích thì cần làm các thủ tục xóa nợ thuế.

Tiến hành cơng khai thơng tin những DN có các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, gian lận, chiếm đoạt tiền thuế, chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vào thời điểm quyết toán cuối năm các đơn vị nợ đọng chây ỳ sẽ được công khai nêu tên trên các bản tin của Đài phát thanh huyện, việc này giúp cho các DN ý thức hơn nghĩa vụ nộp thuế, từ đó giúp cho việc thu hồi nợ đọng đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 98 - 100)