Đánh giá công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4. Đánh giá công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Việc hiểu rõ các tiêu chí của quản lý thuế tốt có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó sẽ định hướng cho hoạt động quản lý thuế của các địa phương. Quản lý thuế được đánh giá là có hiệu quả tốt phải đảm bảo: [8]

- Thứ nhất, quan hệ với NNT phải đáp ứng được yêu cầu:

+ Cung cấp thông tin cho người nộp thuế một cách thường xuyên, có chất lượng. Các thông tin được cung cấp liên quan đến văn bản, chính sách, đến tình hình kê khai nộp thuế của NNT với cơ quan thuế, giải đáp các vướng mắc của NNT…Chỉ được sử dụng thông tin người nộp thuế theo đúng phạm vi mà pháp luật cho phép.

+ Áp dụng pháp luật về thuế một cách công bằng, đáng tin cậy và minh bạch. Giải thích cho NNT về các quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ của họ cũng như những thủ tục về khiếu nại và kháng nghị.

+ Giảm thấp chi phí tuân thủ cho NNT: Xử lý các câu hỏi, yêu cầu và khiếu nại của NNT một cách chính xác và kịp thời.

- Thứ hai, quan hệ với cán bộ thuế phải đảm bảo yêu cầu:

+ Truyền đạt và đề cao các tiêu chuẩn đạo đức đối với công chức, viên chức. + Tuyển dụng và khuyến khích cơng chức, viên chức trên tiêu chí cơng bằng, giá trị và bảo vệ họ chống lại sự sa thải độc đoán.

+ Truyền đạt và đề cao tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ bằng cách đưa ra cơ hội đào tạo hiệu quả cho công chức viên chức thuế, cho phép họ tiếp cận với những vấn đề thuế phức tạp phù hợp với tiến trình tồn cầu hóa.

- Thứ ba, phải đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời nguồn thu cho NSNN dựa trên các công cụ của quản lý thuế là pháp luật, kế hoạch, chính sách và một số công cụ khác.

Như vậy để đánh giá được hiệu quả quản lý thu thuế ta phải xây dựng một bộ tiêu thức về các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá một cách chân thực, khách quan.

1.2.4.1 Chỉ tiêu định lượng

Với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế GTGT ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

* Tỷ trọng số thuế GTGT so với tổng số nộp NSNN.

Về cơ bản, tỷ trọng thuế GTGT ngày càng cao trong tổng số thu từ thuế vào NSNN thì hiệu quả thu thuế càng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả thu thuế GTGT thì chưa đủ, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi nước ta đang áp dụng lộ trình giảm thuế suất thuế GTGT thì tỷ trọng này có xu hướng ngày càng giảm trong tương lai. Hơn nữa, sự biến động về tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp cũng là nhân tố làm cho chỉ tiêu này không đánh giá đúng bản chất của hiệu quả thu thuế GTGT. Khi tình hình kinh tế thuận lợi, hoạt động của các doanh nghiệp được đẩy mạnh thì số thu từ thuế GTGT vào NSNN cao, ngược lại khi tình hình kinh tế gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp bị phá sản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, do đó sẽ ảnh hưởng là giảm số thuế GTGT thu được trong giai đoạn này.

* Tổng số thu thuế GTGT/ Dự toán pháp lệnh được giao

Mục đích sử dụng của chỉ tiêu này nhằm đánh giá cơng tác lập dự tốn thu ngân sách và năng lực thu thuế của cơ quan thuế, tiêu chí này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm.

* Chỉ số tuân thủ của NNT

Bao gồm 2 chỉ tiêu thành phần, phản ánh mức độ tuân thủ của NNT. Cụ thể: - Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của NNT trong năm.

- Số tờ khai thuế chưa nộp trên số tờ khai thuế phải nộp đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của NNT trong năm. Việc tuân thủ của NNT trong vấn đề nộp tờ khai ngồi ý thức tự giác của NNT cịn bị tác động, ảnh hưởng bởi mới độ sát sao của cán bộ quản lý đối với từng doanh nghiệp, địa bàn mình quản lý. Xác định đúng, đủ, kịp thời số thuế GTGT để kê khai nộp vào ngân sách là yếu tố quan trọng để quản lý nguồn thu cũng như đôn đốc thu thuế, tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước.

* Tỷ lệ nợ thuế GTGT của NNT/ Tổng số thu thuế GTGT.

Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Nếu chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả thu thuế GTGT càng cao và ngược lại.

* Tỷ lệ số thuế truy thu thuế GTGT sau thanh tra, kiểm tra/ Tổng số thu thuế GTGT

Số thuế truy thu sau thanh tra kiểm tra đánh giá mức độ đóng góp của cơng tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế. Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng số thu nội địa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của các cuộc thanh tra kiểm tra, là cơ sở quan trọng để kiểm tra sự tự giác của người nộp thuê trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với sắc thuế GTGT.

1.2.4.2. Chỉ tiêu định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để xác định chính xác kết quả cơng tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNNVV tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh,các chỉ tiêu định tính sau được sử dụng:

- Sự hài lòng của NNT khi giao dịch với Cơ quan Thuế.

- Thuận lợi và khó khăn của NNT khi tiếp cận chính sách thuế mới

- Sự phù hợp của các quy trình Đăng ký thuế, Kế toán thuế, Thanh, kiểm tra... Để đo lường được chỉ tiêu này địi hỏi người phân tích cần phải thu thập được nhiều thơng tin phản hồi từ NNT. Tác giả đã tiến hành khảo sát 53 DNNVV do Chi

cục Thuế huyện Vĩnh Linh quản lý, lấy ý kiến của họ về việc khai thuế, nộp thuế, và việc tuân thủ pháp luật về thuế….. Nếu hiệu quả quản lý thu thuế tốt thì NNT sẽ đánh giá tốt về tác động của cơ quan thuế trong việc cải cách thủ tục hành chính thuế, tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế cho các doanh nghiệp cũng như việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực thiện tốt nghĩa vụ của mình với Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 40 - 43)