5. Kết cấu của luận văn
2.6.2. Tồn tại trong công tác thu thuế GTGT
Công tác quản lý thu thuế GTGT trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả, nhưng một số khâu trong công tác thu thuế GTGT vẫn còn những điểm hạn chế. Số thu thuế GTGT luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và có tốc độ tăng cao, nhưng số thu đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, nhiều nguồn thu chưa được khai thác. Đặc biệt là tình hình thất thu thuế vẫn đang diễn ra. Ở một số lĩnh vực như: thương mại, ăn uống, khách sạn, dịch vụ, karaoke, kinh doanh vận tải... đã được tăng cường quản lý nhưng vẫn còn thất thu. Tình trạng DN đăng ký kinh doanh nhưng không khai thuế, thực tế hàng năm còn một số lượng nhỏ DN
được Sở KH –ĐTcấp giấychứng nhậnđăng ký kinh doanh nhưng khôngđăng ký, kê khai nộp thuế.
Luật quản lý thuế và Luật Thuế GTGT đã được thi hành, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành hệ thống quy trình quản lý thu thuế tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập. Vì vậy việc tổ chức công tác thu thuế còn gặp nhiều khó khăn. Một số tồn tại cơ bản đó là:
- Về công tác quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế
Nhìn chung công tác quản lý các DN trong việc đăng ký và kê khai thuế diễn ra tốt, song bên cạnh đó vẫn còn một số DN Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh chưa quản lý được hoặc chưa cập nhật được do địa chỉ, số điện thoại ghi trên giấy phép kinh doanh không cụ thể, rõ ràng, DN không treo biển hiệu, không hoạt động trên địa bàn dẫn đến không liên hệ với người đại diện theo pháp luật của DN kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định.
Việc kiểm tra, giám sát chất lượng kê khai thuế vẫn còn nhiều bất cập do thiếu nhân lực, thiếu thông tin để đánh giá, chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng NNT khai không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thuế.
Nhìn chung, công tác quản lý NNT tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh vẫn chưađạt so với kỳvọng, cán bộ thuế chưanắm chắcđược tình hình hoạt động của các DNNVV trên địa bàn, nên việc lập dự toán thu chưa sát với thực tế và bỏ sót nhiều nguồn thu.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay việc cấp phép đăng ký kinh doanh do PhòngĐăngký kinh doanh thuộc SởKếhoạch–Đầu tưtỉnhcấp,cònmãsốthuế do Cục Thuế tỉnh cấp, chưa phân cấp cho Chi cục thuế cấp mã số thuế nên gây khó khăn trong công tácquảnlýcác DN mớithànhlập.
Côngtácphốikếthợpgiữa Chi cụcthuếvới cơ quan cấp đăngký kinh doanh cólúccònchưachặtchẽ,chưanắmbắtkịpthờisố DN đăngký kinh doanh mới cho nên dẫn đến việc một số DN đã hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa thực hiệnkê khai, đăngkýthuếnênchưaquảnlý thu thuếkịpthời.
Một cách thức gian lận thuế GTGT được đại bộ phận DN sử dụng là kê khai không trung thực trong khấu trừ đầu vào. Kết quả công tác thanh kiểm tra qua các năm 2016-2018 cho thấy một số thủ đoạn phổ biến của các DN sử dụng như: Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào những hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ không dùng cho sản xuất - kinh doanh như mua đồ sinh hoạt trong gia đình (Ô tô, điện nước …), kê khai đầu vào vượt định mức, kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hoá đơn không hợp pháp; không phân bổ hoặc phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho hàng hoá chịu thuế, tình trạng kê khai thuế GTGT đầu vào vượt định mức kinh doanh. Tuy nhiên, có một số trường hợp Chi cục vẫn chưa cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý mạnh đối với các DN kê khai chậm, không kê khai hoặc kê khai có nhiều thiếu sót.
Mặt khác về trách nhiệm pháp lý và chế tài xử lý còn chưađủ mạnh để răn đebuộccác DN chấphànhtốthơn.
Trên địa bàn huyện, vẫn còn DN chấp hành chưa nghiêm chế độ hạch toán, kế toán; quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ; báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn không kịp thời. Đa số các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán còn mang tính hình thức, đối phó là chủ yếu; lập hồ sơ khai thuế chưa đúng, thiếu trung thực, còn tìm cách để gian lận thuế, trốn thuế.
- Về quản lý doanh thu tính thuế GTGT:
Hiện nay, tình trạng DN cố tình khai sai nhằm trốn thuế, gian lận thuế GTGT vẫn diễn ra phổ biến. Những hành vi chủ yếu đến thất thu doanh thu tính thuế đó là: DN không xuất hoá đơn khi bán hàng, bán hàng ghi trên hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế. Những DN này chủ yếu là bán lẻ hàng hoá dịch trực tiếp cho cá nhân tiêu dùng như các DN kinh doanh thương mại bán các loại hàng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt như hàng bách hoá tổng hợp, vật liệu xây dựng, điện máy..., các DN kinh doanh ăn uống, khách sạn và dịch vụ. Việc kiểm tra, kiểm soát để xử lý đối với loại hành vi này còn gặp nhiều khó khăn.
Bêncạnhđó,nhiều DN cònkê khai không trung thực trong khấutrừ đầuvào. Kết quả công tác thanh, kiểm tra từ năm 2016 – 2018 cho thấycác DN thường: kê
khai khấutrừ thuế GTGT đầu vào những hóa đơn mua HHDV không dùng cho sản xuất– kinh doanh; kê khai khấutrừthuế GTGT đầuvàocủacáchóađơnkhônghợp pháp;khôngphân bổ hoặcphân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho hànghóa chịuthuế, tìnhtrạngkê khai GTGT đầuvàovượtđịnhmức kinh doanh.
Qua phân tích ở phần đánh giá ở phần đánh giá về những quy định về thuế GTGT của DN và CBCC thuếđược xem làphù hợp. Tuy nhiên vẫncó nhiềuý kiến khác nhau về vấn đề này. Ví dụ qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung thì hiện nay thuế suất thuế GTGT vẫn có 3 mức là: 0%; 5% và 10%, việc có nhiều mức thuế suất đã gây ra khó khăn cho DN trong việc kê khai nộp thuế. Chính sách thuế GTGT thay đổigâykhókhăn cho DN trong việccậpnhậtđểthựchiện.
- Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT
+ Về kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế: Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế mới chỉ là kiểm tra về mặt hình thức, sai sót đơn thuần các chỉ tiêu kê khai trên hồ sơ. Thực tế việc nắm bắt cụ thể tình hình hoạt động SXKD, biến động doanh thu, chi phí còn nhiều hạn chế. Khả năng phân tích và hồ sơ khai thuế của cán bộ còn nhiều bất cập. Một phần do trình độ cán bộ quản lý chưa cao,số lượng hồ sơ lớn, mặt khác do DN đã lợi dụng sự thông thoáng của chế độ tự kê khai, tự nộp thuế đã thực hiện các hành vi gian lận, trốn thuế mà cơ quan thuế khó có thể phát hiện được. Vì vậy, số thuế GTGT kê khai thường xuyên âm, không phát sinh hoặc phát sinh thuế phải nộp không đáng kể, gây thất thu cho NSNN.
+ Về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở của DN: Tình trạng trốn, gian lận thuế có xu hướng ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do sự phức tạp trong các hoạt động KT-XH, sự thiếu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng trong đó có cơ quan thuế. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra cũng còn những mặt hạn chế. Việc phân tích rủi ro đối với DN còn sơ sài, các dấu hiệu nghi vấn trong quá trình phân tích chưa được điều tra, xác minh làm rõ, do đó chưa thể phát hiện một cách đầy đủ, kịp thời để xử lý vi phạm. Những năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở DN đã được chú trọng đẩy mạnh từ công tác phân tích số
liệu, nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm tra về trình độ chuyên môn và con người. Tuy nhiên do số lượng DNNVVD ở huyện Vĩnh Linh tăng tương đối nhanh, trong khi số lượng CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế nên rất khó hoàn thành tất cả các yêu cầu đặt ra trong công việc. Vì vậy, chất lượng các cuộc kiểm tra vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng, một số gian lận trốn thuế, trong đó có thuế GTGT chưa được phát hiện. Mặt khác, việc xử lý cácDN có hành vi khai sai, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, trốn thuế vẫn chưa đủ sức răn đe. Chi cục Thuế mới chỉ dừng lại ở mức độ truy thu số tiền thuế khai thiếu, xử lý vi phạm hành chính chứ chưa có các hình thức xử lý cao hơn.
- Về công tác cưỡng chế và xử lý nợ thuế:
Trong những năm vừa qua, công tác cưỡng chế và xử lý nợ thuế đã đạt được những thành tích nhất định, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập. Nguyên nhân khách quan là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên làm cho hoạt động sản xuất –kinh doanh của DNNVV gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc nộp thuế. Nguyên nhân chủ quan là do các DN cố tình chây ỳ, trốn tránh trong việc nộp thuế, do vậy hiện nay số lượng DN nợ thuế tại huyện Vĩnh Linh vẫn tương đối lớn.
Đối với các DN nợ thuế có khả năng thu thì Chi cục Thuếđã cương quyết để xử lý theo Luật định. Công tác thu nợ đã áp dụng theo đúng quy trình quản lý nợ thuế, Chi cục cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh như trích tiền từ tài khoản Ngân hàng, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng hoá đơn. Thực tế, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh của Chi cục đã đạt được kết quả tích
cực. Tuy nhiên sau khi áp dụng các biện pháp trên vẫn còn một số DN vẫn còn chây
ỳ trong việc nộp thuế và một nguyên nhân nữa của tình trạng này là do cơ quan thuế không thực hiện được việc xóa nợ thuế của các DN đã giải thể, bỏ trốn, mất tích, mất năng lực hành vi... dẫn đến số nợ thuế lớn.
Cũng không thể không nhắc đến việc một số bộ phận nhỏ cán bộ thuế chưa thực thi tốt chức trách nhiệm vụ được giao, thiếu kiên định đã bị các đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc để bỏ qua các hành vi vi phạm, dẫn đến tình
- Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT:
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều hình thức tuyên truyền, hỗ trợ để mọi người và đặcbiệtlà các DNNVV nộp thuếhiểuvà chấphành,chưathựcsự đápứng theo yêu cầu trong thực hiện tuyên truyền về cơ chế tự khai – tự nộp của ngành thuế, chưa đápứngđượcyêucầucủacôngtácquảnlýthuếmới.
Hiện nay, Chi cụcthuế đã tổ chứccôngtáctuyêntruyền vàhỗ trợ người nộp thuế, thủ tục hành chính thuế thông qua mô hình “một cửa”, mô hình đã chuyên nghiệp hơn,có sự phối hợpgiữa các bộ phận chứcnăng và các cơ quan khác trong quátrìnhtổ chứcthực hiện mộtcáchchặt chẽ. Chi cục Thuếđã bố trínhững cán bộ có năng lực nghiệp vụ tại bộ phận này để giải đáp và hướng dẫn kịp thời. Tuy nhiên, với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra thì Chi cục Thuế cần phải bố trí những cán bộ khôngnhữnggiỏi vềchuyên môn,nghiệpvụmàcòncónănglực giao tiếptốt.Thực tếhiện nay, Chi cụcThuế vẫncònmộtsố tồntạivềvấnđềnày.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền đối với người dân vẫn còn một số hạn chế. Đặc biệt hiện nay ý thức của người tiêu dùng chưa được cao, thói quen mua hàng hoá không lấy hoá đơn đang còn xảy ra phổ biến, tình trạng đó đã vô tình đã tiếp tay cho người bán trốn thuế. Công tác tuyên truyền chưa thực sự đột phá vào người tiêu dùng, bởi đây chính là đối tượng chủ yếu góp phần cùng cơ quan thuế chống thất thu thuế, đặc biệt thuế GTGT.
Qua phân tích ở phần khảo sát đánh giá của DN và CBCC thuế về công tác tập huấn, hỗ trợ DN. Ta thấy kết quả đánh giá của DN và CBCC thuế còn có sự khác biệt (đánh giá của DN đối với vấn đề này chưa cao). Vì vậy, theo lộ trình cải cáchngành thuế Chi cục Thuếsẻ phải tiếp tụccảicách, hoànthiện công tác này để kịpthờihỗtrợ cho DN ngàymộttốthơn.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế đóng vai trò rất quan trọng. Chi cục Thuế đã tiến hành áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, trang thiết và phần
mềm hỗ trợ cho công tác quản lý vẫn còn thiếu, từ đó gây ra một số khó khăn, thách thức cho công tác quản lý NNT.
Mặt khác, hệ thống kết nối thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý Nhà nước và NNT vẫn còn thiếu và yếu. Các thông tin DN chưa được cập nhật kịp thời, nên việc quản lý hoặc xử lý các vi phạm của DN còn gặp khó khăn.