Kinh nghiệm quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 48 - 54)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Tình hình và những bài học kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối vớ

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Bình

Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là một huyện tiếp giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị về phía bắc. Về tình hình kinh tế - xã hội thì huyện Lệ Thủy vẫn có nhiều điểm tương đồng với huyện Vĩnh Linh. Nơi đây vẫn cịn gặp nhiều khó khăn

do kinh tế chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển.

Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, tuy nhiên trước khó khăn chung là việc đầu tư công bị cắt giảm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu NSNN. Bên cạnh đó, ý thức của NNT tại huyện Lệ Thủy vẫn chưa cao, điển hình là có nhiều tổ chức và cá nhân có thái độ chây ỳ nợ thuế, trốn thuế do đó Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy đã phải sử dụng các biện pháp mạnh mới đủ sức răn đe.

Trước những khó khăn, thách thức trên, Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy ln tìm tịi, học hỏi để có giải pháp khắc phục các khó khăn và thử thách để hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vì vậy, trong những năm gần đây, Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy luôn là một trong những đơn vị đứng đầu của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. Để có được thành quả như trên, trong những năm vừa qua Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện Lệ Thủy và sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của Chi cục Thuế với các ban, ngành liên quan trong công tác thu NSNN.

Bên cạnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Chi cục Thuế đã

bám sát trên những nhiệm vụ dự toán thu và triển khai giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, từng Đội Thuế ngay từ đầu năm để các đơn vị chủ động thực hiện. Định kỳ, Chi cục Thuế sẽ tiến hành họp đánh giá lại các nhiệm vụ công tác để đôn đốc, thực hiện các nhiệm vụ đã được giao. Trong năm, Chi cục Thuế thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ NNT, cũng như vận động, nhắc nhở họ chấp hành tốt việc thực hiện nghĩa vụ Nhà nước.

Trong năm 2016 trước sự ảnh hưởng bất lợi giảm doanh thu từ các DN xây dựng cơ bản (xây dựng cơ bản vãng lai chiếm 64,3%), DN chế biến lâm sản nhưng Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thu ngân sách đạt 193 tỷ 395 triệu đồng, đạt 160,7% dự toán tỉnh giao, 139,8% dự toán HĐND huyện giao, tăng 48 % so với năm 2015.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy đã thực hiện được trên 115 tỷ 845 triệu đồng, bằng 97,4 % so với dự toán. Như vậy, liên tục nhiều năm liền, Chi cục Thuế Lệ Thủy hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách.

Một mặt cơng tác khác là tình hình nợ đọng thuế ở Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy chỉ chiếm khoảng 2,5%, thấp nhất trong các đơn vị của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. Để có được thành quả trên, Chi cục Thuế đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ, vận động NNT, cũng như thực hiện quyết liệt các biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu thuế và phối hợp với các ban, ngành đoàn

thể để chống thất thu ở các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, vận tải, kinh doanh xăng dầu…Đặc biệt ở lĩnh vực vận tải, đây là lĩnh vực tương đối khó trong cơng tác thu thuế. Vì vậy, Chi cục Thuế đã tiến hành phối hợp với Công an huyện để chống thất thu một cách hiệu quả nhất, từ đó đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực.

Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy đã đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa cơng tác quản lý, giảm thiểu các thủ tục hành chính, thực hiện công khai mức thuế suất, kết quả NNT, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT.

Tại huyện Lệ Thủy, việc thu NSNN được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các

cấp lãnh đạo. Từ đầu năm, huyện đã tiến hành giao chỉ tiêu thu NSNN cho từng địa

phương, DN và các hộ kinh doanh cá nhân trên địa bàn. Chi cục Thuế đã tiến hành tham mưu cho UBND huyện trong công tác tuyên truyền khen thưởng, nhân rộng điển hình những đơn vị, doanh nghiệp, địa phương, người nộp thuế gương mẫu chấp hành nộp thuế. Trong các kỳ tổng kết hàng năm, trong các dịp đối thoại với người nộp thuế, các cá nhân, tập thể xuất sắc đều được khen thưởng, động viên kịp thời.

1.4.3. Tình hình và nh ng bài học kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối với DNVVN trên địa bàn do Chi cục Thuế Vĩnh Linh quản lý

Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh là DNNVV, quy mô vốn của của các doanh nghiệp nhỏ; tài sản cố định bình quân chỉ khoảng 3 đến 7 tỷ đồng/DN. Điều này đã làm cho sức cạnh tranh của các DNNVV yếu. Do quy mô vốn nhỏ, số lượng lao động trong các doanh nghiệp cũng ít, cơng nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm thấp.

Bên cạnh đó, một số DN ít quan tâm tới việc tham dự (hoặc chỉ cử kế toán tham dự) các lớp tập huấn chính sách thuế mới (kể cả ít tham gia đối thoại) nên khó khăn cho cơ quan thuế trong việc nắm bắt và giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp.

Bộ máy quản lý của DN còn hạn chế về nhân sự, nhất là bộ máy kế toán, cá biệt có trường hợp kế tốn doanh nghiệp này lại làm dịch vụ cho hàng chục doanh nghiệp khác, dẫn đến thường phát sinh việc chậm trễ, sai sót, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan thuế trong phối hợp hướng dẫn thực hiện.

Quy mô doanh nghiệp nhỏ, bố trí bộ máy kế tốn thiếu tính chun nghiệp, ý thức tuân thủ của một số chủ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ còn hạn chế đã dẫn đến một số khó khăn trong cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý Thuế GTGT nói riêng.

Từ thực trạng đó, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh trong những năm qua đã luôn quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý Thuế GTGT đối với DNNVV. Cụ thể:

Ln theo dõi sát tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy, Chi hội Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ quan thơng tấn, báo chí địa phương, nhằm tuyên truyền các văn bản, chính sách mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung để NNT hiểu; Tổ chức hội nghị triển khai chính sách mới cho NNT.

Thông qua công tác tuyên truyền và các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế, ngành Thuế đã cập nhật, cung cấp đầy đủ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ và UBND tỉnh ban hành, nhất là chính sách hỗ trợ DNNVV nhằm giúp cho doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận để thụ hưởng các chính sách hỗ trợ như: Kế hoạch hỗ trợ phát triển DNNVV; Chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể và một số chương trình, đề án hỗ trợ khác tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận bình đẳng các nguồn lực tín dụng, khoa học cơng nghệ và các chính sách hỗ trợ để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và mở rộng thị trường, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh; Công khai, phổ biến rộng rãi chính sách giảm, giãn, gia hạn nợ thuế để cho tất cả các doanh nghiệp biết, đồng thời ngành Thuế đã sử dụng phần mềm tin học vào cơng tác quản lý đảm bảo đầy đủ, chính xác về số thuế cịn nợ. Cơng tác phân loại, đánh giá các khoản nợ thuế được dựa trên cơ sở kỹ thuật đánh giá rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp với tính chất của từng khoản nợ.

Đối với những DN có ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế nhưng gặp khó khăn tạm thời, đôn đốc DN đăng ký nộp dần, nộp phân kỳ những khoản nợ thuế phù hợp với tình hình tài chính đảm bảo vừa thu hồi được tiền thuế, đồng thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn theo chủ trương mà Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đã ban hành trong thời gian qua.

Đối với những DN ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế còn hạn chế, chủ DN thường chỉ đạo kế toán thực hiện một số kỹ thuật hạch toán sai nhằm tránh thuế, khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. Do vậy, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh đã tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế nói chung, Thuế GTGT nói riêng tại trụ sở NNT trên cơ sở dữ liệu phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính và các thơng tin, tài liệu liên quan. Trong đó tập trung vào những giải pháp sau:

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo kiểm tra, kiểm sốt, đơn đốc thực hiện đối với công tác kiểm tra, chống thất thu, nợ đọng thuế.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát đồn kiểm tra, đảm bảo việc kiểm tra, giám sát được thực hiện hàng ngày đối với tất cả các bước, các khâu công việc.

- Tập trung lực lượng, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT theo các các chuyên đề, ngành nghề.

- Định kỳ hàng tuần, hàng tháng có tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm, đúc rút kỹ năng từ công tác kiểm tra các đơn vị thuộc chuyên đề để các đoàn kiểm tra hỗ trợ nhau về vướng mắc, chính sách, chế độ khi kiểm tra các đơn vị sau trong cùng chuyên đề.

- Thay đổi phương thức kiểm tra truyền thống, từng bước xây dựng và hoàn thiện kỹ năng kiểm tra điện tử. Tập trung kiểm tra các chuyên đề mũi nhọn, mang tính cấp thiết trong xã hội như: chuyên đề DN kinh doanh vận tải, xây dựng; DN kinh doanh thương mại có số dư TK 156 (hàng tồn kho) lớn, thuế GTGT liên tục âm; DN có hoạt động khai thác khống sản; DN có những giao dịch chuyển tiền đáng ngờ …

- Hỗ trợ về mặt dữ liệu, thông tin kê khai: xây dựng ứng dụng phần mềm để hỗ trợ kết xuất thông tin hồ sơ khai thuế của NNT thống nhất và chính xác phục vụ cho cơng tác phân tích rủi ro của bộ phận kiểm tra thuế trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT.

- Duy trì và củng cố đội ngũ cán bộ phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ công tác kiểm tra tại trụ sở NNT; đồng thời thực hiện thu thập và tổng hợp các hành vi vi phạm cũng như dự báo các hành vi vi phạm mới.

- Sử dụng hiệu quả công cụ hỗ trợ lập hồ sơ kiểm tra tự động để rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ các cuộc kiểm tra.

- Xác định phạm vi kiểm tra, đánh giá rủi ro trọng yếu: ngay từ khâu phân tích hồ sơ cần phân tích chuyên sâu, kỹ nội dung để khoanh vùng rủi ro trọng yếu, từ đó xác định phạm vi kiểm tra để rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả các cuộc kiểm tra.

- Chú trọng việc theo dõi, đơn đốc q trình thực hiện các Quyết định xử lý truy thu thuế, tiền phạt, chậm nộp qua kiểm tra chấp hành pháp luật thuế nói chung, thuế GTGT nói riêng.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nợ đọng thuế GTGT và các sắc thuế khác.

+ Phối hợp với Đài Truyền thanh Vĩnh Linh, Phịng Văn hóa - thơng tin huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định pháp luật về nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế cho người nộp thuế, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trong việc thực hiện các quy định nộp thuế.

+ Phối hợp với cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, các Ban quản lý dự án xây dựng để thu hồi nợ thuế đối với các dự án xây dựng cơ bản thông qua công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Phối hợp với UBND xã, thị trấn và Ban quản lý các Chợ trên địa bàn huyện thực hiện xử lý thu hồi nợ đọng thuế vào ngân sách nhà nước.

+ Phối hợp với các tổ chức tín dụng (chi nhánh Ngân hàng TM, quỹ Tín dụng nhân dân) trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác cưỡng chế, thu hồi nợ đọng thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

+ Phối hợp với cơ quan Công an thực hiện cưỡng chế thu nợ đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bỏ trốn, tẩu tán tài sản cố tình nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, đồng thời cung cấp thông tin, chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an, điều tra làm rõ các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.

+ Tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập các Đoàn chống thất thu, chống nợ đọng thuế.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC

THUẾ HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)