Nguyên tắc quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nguyên tắc quản lý thuế

Theo điều 4 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày

29/11/2006 quy định nguyên tắc quản lý thuế:

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân.Cơ quan, tổ chức, cá nhâncó trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

Do vậy quản lý thuế GTGT phải đảm bảo theo nguyên tắc của Luật quản lý thuếvà các nguyên tắc đó như sau: [8]

Một là, tuân thủ pháp luật. Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan nhà nước và NNT. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý, quyền và nghĩa vụ của NNT đều do pháp luật quy định. Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Hai là, đảm bảo tính hiệu quả. Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả. Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương pháp quản lý thuế được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế. Đồng thời, chi phí quản lý thuế thấp nhất.

Ba là, công khai, minh bạch. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế. Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, bao gồm hệ thống chính sách thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố rộng rãi, công khai cho NNT và tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết qua đó thúc đẩy hoạt động quản lý thuế đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Bốn là, tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước hội nhập với hệ thống thuế thế giới. Tuân thủthông lệ quốc tếcũng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ðể áp dụng thuếGTGT cho đúng đắn, công bằng, có hiệu quả, đáp ứng được chủ trương " góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước", cần phải giải quyết trước hết một số vấn đề sau:

- Các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lớn và vừa phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, xác định doanh thu tính thuế và khấu trừ thuếđối với từng cơ sở kinh doanh.

- Côngtáckếtoán doanh nghiệp,nhấtlàkếtoán chi phísảnxuấtvàtínhgiáthành sản phẩmphảiđượchướngdẫnthựchiệnthậttốt,đảmbảođượcgiáthànhsảnphẩmphản ảnh trung thựccác chi phíthựctếphát sinh đã cấu tạo ra sảnphẩmlưuthôngtrênthị trườngđến tay ngườitiêudùng.Hệthốngbánlẻ(cáccửahàng,cửahiệu,cácsiêuthị) cũngđượchướngdẫnchếđộsổsáchkếtoánhợplệ,thựchiệnnghiêmchỉnhvàđược kiểm

tra chặtchẽ.Chỉsốgiácảlênxuốngtừng thờikỳphảiđược quy địnhrõđểtiến hành điềuchỉnhgiábán lẻ, đảmbảogiátrịtăngthêmhợplý.

- Trình độ cán bộ quản lý thu thuế phải được nâng cao về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán, thông thạo về chế độ quản lý, tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT. Hơn nữa, khi áp dụng thuế GTGT thì vai trò của người thu thuế đồng thời cũng là người trả thuế (thoái thu) và vai trò của người nộp thuế cũng là người thu thuế (được cơ quan thuế khấu trừ hoặc hoàn lại). Người thu thuế phải có khả năng tính đượcmứcthuế phải thu, mức thuế khấu trừ cho đúng, đủ, kịp thời. Về khả năng thì có thể đào tạo được, nhưng vấn đề quan trọng nhất là người thu thuế nếu kém phẩm chất sẽ có điều kiện để tiêu cực, đó là việc tính mức khấu trừ, mức thoái thu cao hơn mức chính xác, làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc khấu trừ không đủ, hoàn thuế chậm trễ làm thiệt hại cho các chủ thể đã chịu thuế trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ðối với người nộp thuế, tất nhiên ngoài khả năng tính toán đầy đủ số thuế mình còn phải nộp sau khi được khấu trừ, còn phải có đầy đủ phẩm chất của một nhà kinh doanh lương thiện xem việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời là một nghĩa vụ hợp lý và công bằng.

- Mở rộng diện thanh toán mua bán hàng hoá thông qua các tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện cho việc xác định doanh thu bán hàng, làm căn cứ cho việc tính thuếđược chính xác.

- Ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế củacác doanh nghiệp từng bước được nâng lên, gắn liền với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)