Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 54)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị. Huyện có diện tích 626,35 km2. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hướng Hóa, phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình). Vĩnh Linh gồm 03thị trấn (Bến Quan, Cửa Tùng, Hồ Xá) và 19 xã, 195 làng, bản, khóm phố.

Vĩnh Linh có nguồn nước từsông Bến Hải, sông Sa Lung và hệ thống hồ chứa nước với dung tích khoảng 45 triệu m3, những năm bình thường lượng mưa trên 2.700 mm, lượng nước đáp ứng đủ cho sản xuất nông nghiệp bằng hệ thống tự chảy. Vĩnh Linh nằm trên nền địa chất có đủ 3 nhóm đá chính (Mắc ma, Mácma biến chất và trầm tích), đất tựnhiên ởđây có tầng đất dày phù hợp phát triển cả cây ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày và phát triển đàn bò, dê.

2.1.2. Điềukiện kinh tế - xãhội

Vĩnh Linh vốn là huyện nông nghiệp, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đã hình thành được cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại. Những chuyển biến tích cực của Kinh tế huyện Vĩnh Linh trong các năm qua, cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.1.GDP huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2016-2018 (Tính theo giá hiện hành)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %

Nông-lâm-ngư nghiệp 694.720 43,02 788.034 42,02 907.320 42,00 Công nghiệp - xây dựng 526.196 32,59 618.919 33,00 654.999 30,32 Thương mại - Dịch vụ 393.858 24,39 468.296 24,97 597.967 27,68

Tổng cộng 1.614.775 100 1.875.249 100 2.160.286 100

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2018)

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế huyện Vĩnh Linh ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và có xu hướng ngày càng tăng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong (GDP) bình quân tính theo giá hiện hành tăng từ 1.614.775 triệu đồng năm 2016 lên 2.160.286 triệu đồng năm 2018. Năm 2018, khu vực nông –lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 42,00%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 30,32%, thấp nhất là thương mại – dịch vụ với 27,68%. Năm 2018, GDP bình quân đầu người của huyện là 42,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành của huyện Vĩnh Linh chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với định hướng của cả nước đó là tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm –ngư nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thôngđường bộ của huyện Vĩnh Linh khá phát triển và thuận lợi để phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương với các khu vực lân cận. Huyện cóđường sắt Bắc Nam, đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9D, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 571, 572, 573, 574 chạy qua.

Bưu chính viễn thông của huyện phát triển khá đồng bộ. Hệ thống cấp điện, nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa như xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê vẫn còn nhiều khó khăn về hệ thống điện và các cơ sở hạ tầng khác. Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...nhìn chung đang phát triển khá nhanh. Hệ thống Y tế của huyên khá đầy đủ để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh.

Cơ sở hạ tầng huyện Vĩnh Linh trong thời gian qua đãcó nhiều chuyển biến tích cực, trêncáclĩnh vực, tiếp tục tăngtrưởng ổn định, các chỉtiêuchínhđều đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng. Huyện Vĩnh Linh đang chú trọng công tác phát triển không gian đô thị đối với 3 thị trấn trên địa bàn. Huyện đang phấn đấu xây dựng thị trấn Hồ Xá trở thành đô thị loại IV vào cuối nhiệm kỳ 2016-2020; đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng thị trấn Cửa Tùng đạt chuẩn đô thị loại V; mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thị trấn Bến Quan.

- Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động của huyện Vĩnh Linh được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL % SL % SL % 2017 /2016 2018/ 2017 Tổng dân số 87.320 100 87.653 100 87.925 100 100,38 100,31 -Nam 42.829 49,05 43.025 49,09 43.189 49,12 100,46 100,38 -Nữ 44.491 50,95 44.628 50,91 44.736 50,88 100,31 100,24 Người trong độ tuổi lao động 51.298 100 51.710 100 51.928 100 100,80 100,42 Theo giới tính 51.298 100 51.710 100 51.928 100 100,80 100,42 -Nam 25.152 49,03 25.547 49,40 25.798 49,68 101,57 100,98 -Nữ 26.146 50,97 26.163 50,60 26.130 50,32 100,07 99,87

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2018)

Về dân số, huyện Vĩnh Linh có cơ cấu dân số không chênh lệch lớn giữa nam và nữ. So sánh dân số qua các năm có sự gia tăng dân số nhẹ. Dân số năm 2016 là 87.320 người, Dân số năm 2018 là 87.925 người, bằng 100,31% so với năm 2017 Như vậy tỷ lệ gia tăng dân số của huyện khá chậm. Theo giới tính, năm 2016dân số nữ chiếm khoảng 50,95% và dân số nam chiếm khoảng 49,05%. Năm 2018, dân số nữ là 44.736 người, bằng 100,24% so với năm 2017, dân số nữ có sự tăngnhẹ, dân số nam là 43.189 người, bằng 100,38% so với năm 2017.

Về cơ cấu lao động, trong 3 năm có sự tăng số dân ở độ tuổi lao động. Lao động năm 2017 là 51.710 người, bằng 100,80% so với năm 2016. Lao động năm 2018 là 51.928 người, bằng 100,42% so với năm 2017. Như vậy, tỷ lệ tăng lao ở mức tăng chậm.

Như vậy, dân số và lao động huyện Vĩnh Linh không có nhiều biến đổi quá lớn. Dân số và lao động của tỉnh chủ yếu xuất phát từ trong huyện và ít có hiện tượng di dân hay các lao động khác đến làm việc. Chính quyền các cấp và người dân kiểm soát được tỷ lệ sinh để dân số kế hoạch hóa gia đình được thực

2.2. Kháiquátvề Chi cụcThuế huyệnVĩnh Linh, tỉnhQuảngTrị

2.2.1. Quátrìnhhìnhthànhvàpháttriển

Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1990 theo Quyết định số 315/TC-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Khi mới thành lập, Chi cục có 23 cán bộ - công chức.

Đến nay, sau 28 năm hoạt động, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh đã phát triển ngày càng vững mạnh, toàn diện trên mọi lĩnh vực từ công tác tổ chức, đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ; quy mô số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu về chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế.

Hiệnnay, toàn đơn vị có: 46 cán bộ, công chức, trong đó:

- Trình độ cao học: 4 người, Đại học: 26 người (kết cả cao học) , Cao đẳng: 0, Trung cấp: 20 người.

- Lý luận chính trị: Trung cấp: 4

Với thành tích 28 năm liên tục hoàn thành Dự toán được giao, các chính sách pháp luật thuế được triển khai thực hiện đạt hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao của xã hội và cộng đồng người nộp thuế, Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua, đặc biệt năm 2003 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

2.2.2. Cơcấutổchứcbộmáy

Thực hiện Luật Quản lý Thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007, tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh thực hiện theo Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007. Cơ cấu gồm 06 Đội thuế, trong đó: 4 Đội chức năng, 2 Đội thuế trực tiếp quản lý thu, có nhiệm vụ quản lý thu các loại thuế được phân cấp trên địa bàn huyện.

2.2.3. Chức năng,nhiệmvụ

2.2.3.1. Chức năng nhiệm vụ của từng lãnh đạo được phân công *Chi cục trưởng

Chịu trách nhiệm cao nhất, điều hành mọi hoạt động của Chi cục, trực tiếp phụ trách: Đội Kiểm tra thuế - Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế - Kiểm tra nội bộ; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ;

Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân (UBND) huyện về các vấn đề liên quan đến công tác thu ngân sách trên địa bàn. Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng của Chi cục và chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng khác do Cấp uỷ phân công. Trưởng Ban phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

* Phó Chi cục trưởng

Tham mưu, giúp việc cho đồng chí phụ trách Chi cục trong lĩnh vực các khoản thu về đất, lĩnh vực quản lý hộ cá thể ngoài quốc doanh, lĩnh vực quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001-2008 của Chi cục và các nội dung khác được phân công.

2.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng đội thuế:

Chức năng, nhiệm vụ của từng Đội thuế tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh được thực hiện theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế.

* Đội Nghiệp vụ - Dự toán- Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Kê

khai –Kế toán thuế và Tin học:

Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế; thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý; thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

*Đội Kiểm tra thuế -Quản lý nợ vàcưỡng chế nợ thuế -Kiểm tra nội bộ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; quản lý thu nợ và thực hiện cưỡng chế nợ thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

*Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân - Trước bạ và thu khác:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

*Đội thuế liên xã số 1 và số 2

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế cá nhân nộp thuế trên địa bàn huyện bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, (kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...).

*Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ:

- Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

2.2.4. Tìnhhìnhsửdụng cánbộ,côngchứctại Chi cụcThuế

Bảng 2.3. Tình hình cán bộChi cục Thuế huyện Vĩnh Linh năm 2018

Bộ phận Tổng số Nam/ n Trình độ Tuổi ĐH TC PT <30 30- 40 40- 50 >50 Lãnh đạo 3 3/0 3 2 1 Đội NV-TTHT-KK-KTT-TH 5 3/2 5 4 1 Đội Kiểm tra -

QLNT&CCNT-KTNB 7 6/1 7 6 1

Đội HC-NS-TV-AC 15 8/7 5 10 1 7 5 2

Đội Trước bạ-Thu khác 4 1/3 3 1 1 1 1 1

Đội Thuế Liên xã số 1 8 7/1 2 6 1 2 5

Đội Thuế Liên xã số 2 4 4/0 1 3 4

Tổng số 46 32/14 26 20 2 13 16 15

Tỷ lệ % 100 70/30 57 43 4 28 35 33

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh)

Bảng 2.3 cho thấy năm 2018 Chi cục đã chú trọng bố trí sắp xếp cán bộ tập trung cho các Đội thuế chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu Luật Quản lý thuế. Chi Cục đã có nhiều quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng lực lượng cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao 57%. Cán bộ từ độ tuổi 30-40 chiếm 28%, cán bộ có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ tương đối lớn chiếm 33%, đây là lớp cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác thực tiễn tuy nhiên đây cũng là vấn đề hạn chế trong việc tiếp cận thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hoá của Ngành trong giai đoạn mới.

2.3. Tổng quan về doanh nghiệpnhỏvà vừatạihuyệnVĩnh Linh

Những năm qua thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, với chính sách thông thoáng của Nhà nước, của tỉnh Quảng Trị trong kêu gọi đầu tư và phát triển kinh tế, cùng với đó là những ưu đãi trong đầu tư, đặc biệt là sự thông thoáng của Luật DN, đã tạo điều kiện cho DNNVV tại địa bàn huyện Vĩnh Linh ngày càng lớn mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại huyện nhà.

Bảng 2.4. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừaqua thời kỳ 2016-2018

NGÀNH Số lượng Doanh nghiệp So sánh (%)

2016 2017 2018 2017/16 2018/17 Sản xuất 6 7 7 116,7 100,0 Thương mại 72 80 83 111,1 103,8 Xây dựng 77 87 100 113,0 114,9 Khách sạn 3 3 3 100,0 100,0 Ăn uống 1 1 1 100,0 100,0 Vận tải 5 5 5 100,0 100,0 Tín dụng 5 5 5 100,0 100,0 HTX 17 20 25 117,6 125,0 Cộng 186 208 229 111,8 110,1

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh)

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu của DNNVV huyện Vĩnh Linh năm 2018 TT Loại hình Số lượng DN (DN) Lao động (người) Vốn điều lệ (triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) 1 Công ty CP 15 120 22.500,0 46.348,2 2 Công ty TNHH 139 1.668 194.600,0 1.344.099,0 3 DNTN 50 184 27.500,0 154.494,1 4 HTX 25 564 14.000,0 0 Cộng 229 2.536 258.600,0 1.544.941,3

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh)

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 với những quy định thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với các DN, đặc biệt là đối với các DN nhỏ và vừa, nhằm khuyến khích các DN này phát triển. Đến năm 2018 Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giảm lệphí đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký DN được đơn giản hóa và được hưởng nhiều ưu đãi từ Luật hỗ trợ DN nhỏvà vừa năm 2017.

Qua số liệu ở Bảng 2.4 và 2.5 ta thấy số lượng các DNNVV trên địa bàn huyện Vĩnh Linh tăng tương đối nhanh từ 186 DN năm 2016, qua năm 2017 tăng lên 208 DN, đến năm 2018 sốlượng DN là 229. Trong đó ngành thương mại và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, số lượng DN tăng nhanh qua các năm. Trong các DNNVV trên địa bàn trong năm 2018, thì loại hình DN phổ biến nhất là Công ty TNHH với 139 DN, sau đó đến DNTN với 50 DN. Bên cạnh đó, ta thấy vốn điều lệ của các DNNVV trên địa bàn huyện Vĩnh Linh vẫn còn thấp. Năm 2018 lọai hình Công ty Cổ phần có số vốn điều lệbình quân là 1.500 triệu đồng, sốlượng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)