Một số giải pháp chính hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 96 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chính hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN

DN nhỏvàvừa

3.2.1. Quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế

Để quản lý tốt DN nộp thuế trên địa bàn, trước hết cần phân cấp quản lý thuế một cách phù hợp giữa Cục Thuế và Chi cục Thuế, từ đó sẽ quản lý một cách chặt chẽ, tránh tình trạng bỏ sót cũng như tránh được việc quản lý chồng chéo, gây khó khăn cho DN.

Thực hiện nghiêm các quy định trong việc cấp mã số thuế cho DN. Sau khi DN được cấp mã số thuế thì cơ quan thuế phải tổ chức tuyên truyền chính sách, hỗ trợ về thuế cho DN. DN đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mà không thực hiện kê khai thuế thì sau 03 tháng cơ quan thế sẽ được thực hiện đóng mã số thuế mà không cần kiểm tra, xác minh tình trạng tồn tại của DN. Nếu sau đó DN đến kê khai thuế thì cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nhằm tạo sức răn đe chung.

Hoàn thiện hồ sơđăng ký,kê khai thuế phảitheo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện nhằm giảm tối đa chi phí tuân thủ pháp luật thuế của DN và giảm chi phí quản lý cho cơ quan thuế như: thống nhất một mẫu hồ sơ khai chính thức và khai bổ sung; loại bỏ các phụ lục kèm hồ sơ kê khai không cần thiết.

Thường xuyên tổ chức xác minh địa điểm kinh doanh của DN, đặc biệt là các DNNVV mới thành lập. Đặc biệt luôn bám sát tình hình thực tế hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh để kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN nhằm nuôi dưỡng nguồn thu như: hướng dẫn các DN thực hiện ưu đãi, miễn, giảm thuế, gia hạn nộp thuế GTGT…

Công tác kiểm soát hồ sơ khai thuế hàng tháng, hàng quý tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Linh phải được thực hiện một cách khoa học. Các DNNVV có số thu thuế lớn thì cán bộ thuế phải lập hồ sơ theo dõi thu nộp hàng tháng, kịp thời đôn đốc, động viên DN nộp tiền vào NSNN. Công tác lập dự toán thu hàng năm cũng được triển khai tới từng đơn vị. Tuy nhiên có một số DN hoạt động ở nhiều địa phương khác nên việc kê khai doanh thu các công trình cần có sự phối hợp của nhiều ban ngành, đoàn thể.

Xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch – Đầu tư), cơ quan cấp mẫu dấu của DN (Công an) và cơ quan Thuế nhằm kịp thời đánh giá, cập nhật thông tin các DN mới một các nhanh chóng, chính xác.

Triển khai phần mềm hỗ trợ kết nối thông tin giữa các cơ quan có liên quan trong việc quản lý DN. Qua kênh thông tin này, Chi cục Thuế sẽ kịp thời nắm bắt, khai thác thông tin hiệu quả về cácDN, nhất là các DN mới thành lập trong các hoạt động như giải thể, phá sản, điều chỉnh ngành nghề đăng ký kinh doanh...

Bằng nhiều hình thức, biện pháp phối hợp thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng, với chính quyền địa phương soát xét tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế, tránh tình trạng bỏ sót. Thường xuyên tiến hành rà soát các dự án xây dựng, nếu các chủ thầu là doanh nghiệp ở các tỉnh khác tới hoạt động tại địa bàn thì cơ quan thuế yêu cầu các chủ đầu tư và chính quyền địa phương thực hiện việc đăng ký thuế và kê khai nộp thuế tại địa bàn trên tổng doanh thu thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 96 - 98)