CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1. Khái niệm quản lý thuế GTGT
Theo giáo trình “Tài chính công” của khoa Tài chính Nhà nước, Trường đại học Kinh tếThành phố HồChí Minh (2005) thì: “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu NSNN thực hiện”… “Đó là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định” [9].
Như vậy quản lý thuế là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụvà phương pháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản lý thuế làm cho chúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Quản lý thuế GTGT là hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan thuế tác động đến đểđảm bảo thực thi pháp luật về thuế GTGT với mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế GTGT cho NSNN [1].
Đối tượng của quản lý thuế là các quan hệ phát sinh trước, trong và sau quá trình triển khai tổ chức thu nộp thuế cho nhà nước. Các quan hệnày có thể diễn ra giữa cơ quan thuế với NNT, giữa NNT với nhau, giữa nội bộcơ quan thuế, thậm chí giữa cơ quan thuế trong nước với cơ quan thuếcác nước khác… Vì vậy nó hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có các công cụ và phương pháp quản lý thích hợp.
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 là khuôn khổ pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý thuế và là cơ sở để thực hiện đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, NNT thực hiện nghĩa vụ thuế thụ động, sang cơ chế tự khai, tự nộp, đề cao trách nhiệm của NNT trong việc chủ động tính thuế, nộp thuế. Luật có phạm vi điều chỉnh toàn diện, áp dụng với tất cả các khâu trong quá trình thu nộp các sắc thuế và khoản thu ngân sách; quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của NNT, công chức thuế, cơ quan thuế và đặc biệt là Luật đã đề cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác trong công tác quản lý thuế.