Kết quả nghiên cứu Marko Kukanja

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại chi cục thuế khu vực nam khánh hoà (Trang 34 - 40)

Nguồn: Marko Kukanja 2012

2.3.2. Nghiên cứu trong nước

Lâm Sơn Tùng (2017), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm

việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Kiên Giang. Phiếu khảo sát được phát trực tiếp cho 200 người lao động đang làm việc tại Công ty. Độ tin cậy của các thang đo đều đảm bảo, phân tích nhân tố khám phá loại bỏ 2 biến quan sát, tuy nhiên vẫn giữ nguyên 6 yếu tố độc lập theo giả thuyết ban đầu. Kết quả phân tích hồi quy cho ta thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động cụ thể: (1) điều kiện làm việc, (2) công việc phù hợp, (3) lương và phúc lợi và (4) cơ hội thăng tiến. Trong đó, nhân tố cơ hội thăng tiến có mức ảnh hưởng tác động mạnh nhất đối với động lực của người lao động tại cơng ty. Từ đó, giúp cho các nhà lãnh đạo của Công ty để xây dựng các hàm ý chính sách nhằm gia tăng động lực làm việc của người lao động.

Trương Thị Ái Loan (2017) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm

xác lập các tiêu chí đánh giá, hiệu chỉnh thang đo ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kinh doanh khu vực miền Nam tại Công ty Việt Phú. Phương pháp định lượng được áp dụng bao gồm kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng phương

Động lực làm việc

Thời gian làm việc Phúc lợi xã hội

pháp Cronbach’s Alpha và phân tích EFA để xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để đưa ra các kết luận sơ bộ cho nghiên cứu. Cuối cùng tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng là nhân viên kinh doanh khu vực miền Nam đang làm việc tại Công ty Việt Phú và các cán bộ quản lý trực tiếp khu vực miền Nam tại Công ty. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên kinh doanh miền Nam tại Công ty Việt Phú.

Lý Thành Đông (2018), các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội

ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức; Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nâng cao động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã. Tác giả đã sử dụng mơ hình nghiên cứu gồm 07 thành phần: (1) Tiền lương và phúc lợi; (2) Đào tạo và thăng tiến; (3) Sự ổn định trong công việc; (4) Môi trường và điều kiện làm việc; (5) Vai trò của người lãnh đạo; (6) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (7) Khen thưởng và cơng nhận thành tích. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng thực hiện với 192 cán bộ công chức cấp xã, với phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá các thang đo lường qua hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu trong phân tích hồi quy đã xác định được 05 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã: (1) Đào tạo và thăng tiến, (2) Vai trò của người lãnh đạo, (3) Mối quan hệ với đồng nghiệp, (4) Môi trường và điều kiện làm việc và (5) Tiền lương và phúc lợi.

Nguyễn Bạch Phương Thảo (2018), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực

làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Bằng phương pháp

nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, đề tài đã tiến hành khảo sát 124 nhân viên tại các phịng ban của cơng ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: (1) Giúp đỡ lãnh đạo; (2) Phúc lợi và tiền lương; (3) Gắn bó với đồng nghiệp; (4) Phát triển và đào tạo; (5) Điều kiện làm việc.

Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm

việc của cán bộ, nhân viên Trường Đại học Đông Á”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên; Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên và đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao động lực làm việc của cán bộ, nhân viên Trường Đại học Đông Á. Sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng nhằm kiểm tra phân tích từng các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên Trường Đại học Đông Á thơng qua việc phân tích đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích tương quan, tác giả đã tiến hành loại bỏ các biến/thang đo và nhân tố không phù hợp trước khi đi vào phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu trong phân tích hồi quy tuyến tính bội đã xác định được 05 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã theo vị trí từ cao xuống thấp như sau: (1) Mơi trường làm việc; (2) Phúc lợi, chế độ chính sách; (3) Phong cách lãnh đạo; (4) Đào tạo và thăng tiến và (5) Tiền lương và thưởng.

Bảng 2. 1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm

Tác giả Năm Không gian

nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Kovach 1987 Hoa Kỳ

(1) công việc thú vị, (2) kết quả công việc được công nhận đầy đủ, (3) sự tự chủ trong công việc, (4) Công việc ổn định, (5) lương cao, (6) sự thăng tiến và phát triển trong tổ chức, (7) điều kiện làm việc tốt, (8) sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, (9) phê bình kỷ luật khéo léo, tế nhị, (10) sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân

Boeve 2007 Mỹ

(1) Bản chất công việc, (2) Đào tạo và thăng tiến, (3) Tiền lương và phúc lợi, (4) Vai trò người lãnh đạo, (5) Mối quan hệ với đồng nghiệp

Abby M.

Brooks 2007 Mỹ (2) Đào tạo, (3) Cấp trên, (4) Đóng (1) Đánh giá hiệu quả cơng việc,

góp vào tổ chức.

Teck-Hong và

Waheed 2011 Malaysia

(1) Tiền, (2) Thăng tiến, (3) Thành đạt, (4) Điều kiện làm việc, (5) Công việc ổn định, (6) Quan hệ với cấp trên, (7) Quan hệ với đồng nghiệp, (8) Chính sách cơng ty, (9) Phát triển nghề nghiệp, (10) Sự công nhận, (11) Bản chất công việc

Marko

Kukanja 2012

ven biển Piran của Slovania

(1) Tiền lương, (2) Phúc lợi xã hội và (3) Thời gian làm việc, (4) Đào tạo Lâm Sơn Tùng 2017 Công ty cổ phần Cơ khí Kiên Giang Hồi quy tuyến tính đa biến

(1) Điều kiện làm việc, (2) Công việc phù hợp, (3) Lương và phúc lợi và (4) Cơ hội thăng tiến Trương Thị Ái Loan 2017 Công ty Việt Phú Thống kê mô tả

(1) Bản chất công việc, (2) Đào tạo và thăng tiến, (3) Tiền lương, (4) Cấp trên, (5) Đồng nghiệp, (6) Điều kiện làm việc, (7) Phúc lợi

Lý thành Đông 2018 huyện Đầm Dơi Thống kê mơ tả, phân tích hồi quy, kiểm định T-test và ANOVA

(1) Đào tạo và thăng tiến, (2) Vai trò của người lãnh đạo, (3) Mối quan hệ với đồng nghiệp, (4) Môi trường và điều kiện làm việc và (5) Tiền lương và phúc lợi

Nguyễn Bạch Phương Thảo 2018 Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Thống kê mơ tả, kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM

(1) Giúp đỡ lãnh đạo, (2) Tiền lương và phúc lợi, (3) Sự gắn bó đồng nghiệp, (4) Phát triển và đào tạo, (5) Điều kiện làm việc

Nguyễn Thị Ngọc Thảo 2018 Trường Đại học Đơng Á Thống kê mơ tả, phân tích mơ hình hồi quy, kiểm định T-Test và ANOVA

(1) Môi trường làm việc, Phúc lợi, chế độ chính sách; (3) Phong cách lãnh đạo; (4) Đào tạo và thăng tiến và (5) Tiền lương và thưởng

Qua nghiên cứu tài liệu lược khảo nhận thấy các nghiên cứu về động lực làm việc của công chức đều thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các bước, thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định T-

Test và ANOVA, kiểm định mơ hình giả thuyết bằng cơng cụ SPSS. Các yếu tố được

đưa vào mơ hình nghiên cứu là: (1) Tiền lương và phúc lợi; (2) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (3) Đào tạo và thăng tiến; (4) Vai trò người lãnh đạo và (5) Khen thưởng và cơng nhận thành tích.

Với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa” mà tác giả nghiên cứu sẽ được thực hiện dưới dạng nghiên cứu lặp lại, nghiên cứu kế thừa từ những nghiên cứu trước và kiểm định lại không gian nghiên cứu mới. Với không gian nghiên cứu khác nhau, mối quan hệ giữa các yếu tố cũng khác nhau, do đó rất cần thiết được kiểm định lại.

2.4. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu 2.4.1. Mơ hình nghiên cứu 2.4.1. Mơ hình nghiên cứu

Biến độc lập: (1) Tiền lương và phúc lợi; (2) Mối quan hệ với đồng nghiệp;

(3) Đào tạo và thăng tiến; (4) Vai trò người lãnh đạo và (5) Khen thưởng và cơng nhận thành tích.

Biến phụ thuộc: Động lực làm việc.

Qua tìm hiểu về các nghiên cứu tạo động lực làm việc đối với người lao động, tác giả nhận thấy có nhiều tác giả trong và ngồi nước ở nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau trong khu vực công và khu vực tư chọn mơ hình mười yếu tố động viên của Kovach (1987) làm cơ sở nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu đều kiểm định được rằng yếu tố trong mười yếu tố công việc của Kovach (1987) đã tạo được động lực làm việc cho nhân viên. Do đó, tác giả sử dụng mơ hình nghiên cứu mười yếu tố tạo động lực làm việc của Kovach (1987) và có chọn lọc, bổ sung các yếu tố phù hợp với đặc điểm đối tượng là công chức đang làm việc tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hịa. Với các yếu tố: Cơng việc thú vị, tự chủ trong công việc, công việc ổn định, điều kiện làm việc tốt, đối với mơ hình nghiên cứu ở lĩnh vực cơng thì các yếu tố trên khơng phù hợp và không phải là yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức ngành Thuế.

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc gồm 5 yếu tố như sau: (1) Tiền lương và phúc lợi; (2) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (3) Đào tạo và thăng tiến; (4) Vai trò người lãnh đạo và (5) Khen thưởng và cơng nhận thành tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại chi cục thuế khu vực nam khánh hoà (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)