Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại chi cục thuế khu vực nam khánh hoà (Trang 45)

Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng:

Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ định tính: Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn tổng hợp cơ sở lý thuyết (lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu và các nghiên cứu trước) có liên quan. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn này gọi là thang đo nháp 1. Thông qua phương pháp chuyên gia bằng hình thức phỏng vấn tay đôi, mô hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hoá mô hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh trở thành thang đo nháp 2 để hỗ trợ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thang đo nháp 2 được dùng để phỏng vấn thử với mẫu 60 công chức theo phương pháp chọn mẫu xác suất. Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau bước này, thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Nghiên cứu chính thức:

Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp. Mục đích của phương pháp này dùng để phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố.

Quy trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện được thể hiện trong Bảng 3.1 và Hình 3.1:

Bảng 3. 1. Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu

Bước Giai đoạn Phương

pháp

Kĩ thuật thu thập

dữ liệu Cỡ mẫu Địa điểm

1 Nghiên

cứu sơ bộ

Định tính

Phỏng vấn tay đôi với Lãnh đạo và công chức có nhiều kinh nghiệm

n = 7

Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa Định lượng sơ bộ Gửi bảng hỏi phát trực tiếp công chức n = 60 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng chính thức Gửi bảng hỏi phát trực công chức n = 97

Hình 3. 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Kết luận và hàm ý chính sách

Cronbach alpha: (1) Đánh giá hệ số tương quan biến -

tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha

Định lượng sơ bộ (n=60)

EFA: (1) Kiểm tra hệ số tải, (2) yếu tố, (3) phần trăm phương sai trích Thang đo nháp 2 Nghiên cứu định tính Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n=97)

Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích Cronbach Alpha

Phân tích hồi quy Xác định vấn

đề nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp định tính 3.2.1. Phương pháp định tính

3.2.1.1. Quy trình nghiên cứu định tính

Mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết. Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên cứu đưa ra các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo cần được điều chỉnh để cho phù hợp tại không gian nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu tham khảo ý kiến của chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Tổng số các công chức và lãnh đạo tham gia phỏng vấn là 07 người, họ là thành viên Ban Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa và công chức có nhiều kinh nghiệm lâu năm.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy đa số đều đồng ý các yếu tố trên có ảnh hưởng đến động lực làm việc, những người tham gia đều hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức. Các thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 05 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu động lực làm việc. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nhóm thảo luận cũng đã thảo luận và thống nhất điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng khảo sát trong Chi cục Thuế, cụ thể:

- Thang đo về Tiền lương và phúc lợi

Thang đo tiền lương và phúc lợi dựa trên thang đo của Bạch Thị Phương Thảo (2018), Lý Thành Đông (2018) và tác giả có điều chỉnh gồm có 4 biến quan sát:

Bảng 3. 2. Thang đo về tiền lương và phúc lợi

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ

sung Nguồn

1

Tiền lương của Anh/Chị phù hợp với năng lực và đóng góp của bản thân

Tiền lương của Anh/Chị có tương xứng với năng lực và đóng góp của bản thân

Lý Thành Đông (2018), tác giả có

điều chỉnh 2

Tiền lương của Anh/Chị có đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình

Tiền lương của Anh/Chị có đảm bảo nhu cầu cuộc sống cho bản thân và gia đình

3

Anh/Chị có hài lòng với chế độ phúc lợi của cơ quan

Giữ nguyên

4

Phúc lợi của Công ty đã thực sự quan tâm tới đến nhân viên

Phúc lợi của cơ quan Anh/Chị đã thực sự quan tâm đến công chức

Bạch Thị Phương Thảo (2018), tác giả có điều chỉnh

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo về Mối quan hệ với Đồng nghiệp

Thang đo Mối quan hệ với Đồng nghiệp dựa trên thang đo của Lý Thành Đông (2018) và tác giả có điều chỉnh, bổ sung gồm có 04 biến quan sát:

Bảng 3. 3. Thang đo về Mối quan hệ với đồng nghiệp

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều

chỉnh/bổ sung Nguồn

1

Đồng nghiệp của Anh/Chị đáng được tin cậy và trung thực

Đồng nghiệp của Anh/Chị có đáng được tin cậy và trung thực

Lý Thành Đông (2018); tác giả có

2

Đồng nghiệp của

Anh/chị phối hợp tốt với nhau trong công việc

Đồng nghiệp của Anh/Chị có luôn hỗ trợ, giúp đỡ, động viên nhau trong công việc khi cần thiết Lý Thành Đông (2018); tác giả có điều chỉnh 3 Đồng nghiệp của

Anh/Chị thân thiện, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

Giữ nguyên

4 Đồng nghiệp của Anh/Chị có

sự đoàn kết nội bộ cao.

Bổ sung thêm biến quan sát

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo về Đào tạo và thăng tiến

Thang đo đào tạo và thăng tiến dựa trên thang đo của Lý Thành Đông (2018), Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2018) và tác giả có điều chỉnh gồm có 4 biến quan sát:

Bảng 3. 4. Thang đo về Đào tạo và thăng tiến

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ

sung Nguồn

1

Anh/Chị được cơ quan quan tâm đưa đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước…

Anh/Chị có được tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước Lý Thành Đông (2018); tác giả có điều chỉnh 2

Mọi CBCC cơ quan Anh/Chị đều có cơ hội thăng tiến công bằng

3

Công tác quy hoạch, đào tạo, CBCC ở cơ quan Anh/Chị được thực hiện công khai, dân chủ

Giữ nguyên Lý Thành Đông

(2018)

4

Tôi được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến phát triển bản thân

Anh/Chị có được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến

Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2018); tác giả

có điều chỉnh

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo về Vai trò người lãnh đạo

Thang đo vai trò người Lãnh đạo dựa trên thang đo của Lý Thành Đông (2018). Sau khi thảo luận nhóm, các thành viên thống nhất giữ nguyên 04 biến quan sát và góp ý điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp hơn, gồm:

Bảng 3. 5. Thang đo về Vai trò người lãnh đạo

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều

chỉnh/bổ sung Nguồn

1

Lãnh đạo luôn quan tâm và giúp đỡ Anh/Chị giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc và cuộc sống

Anh/Chị có được sự quan tâm của Lãnh đạo khi gặp vấn đề khó khăn trong công

việc và cuộc sống Lý Thành Đông

(2018); tác giả có điều chỉnh 2

Lãnh đạo luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho Anh/Chị

Anh/Chị có được Lãnh đạo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

3

Lãnh đạo tin tưởng và phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, chuyên môn của Anh/Chị

Anh/Chị có được Lãnh đạo tin tưởng và giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn Lý Thành Đông (2018); tác giả có điều chỉnh 4

Lãnh đạo ôn hòa, khéo léo, tế nhị khi nhắc nhở, phê bình Anh/Chị

Giữ nguyên

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo về Khen thưởng và công nhận thành tích

Thang đo Khen thưởng và công nhận thành tích dựa trên thang đo của Lý Thành Đông (2018). Sau khi thảo luận nhóm, các thành viên thống nhất giữ nguyên 04 biến quan sát và góp ý điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp hơn, gồm:

Bảng 3. 6. Thang đo về Khen thưởng và công nhận thành tích

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều

chỉnh/bổ sung Nguồn

1

Lãnh đạo của cơ quan Anh/Chị có đánh giá đúng năng lực Giữ nguyên Lý Thành Đông (2018); tác giả có điều chỉnh 2 Chính sách khen thưởng của cơ quan Anh/Chị có được thực hiện kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai

Giữ nguyên

3

Anh/Chị được biểu dương, khen ngợi khi hoàn thành tốt công việc

Cơ quan Anh/Chị có biểu dương, khen ngợi khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

4

Anh/Chị có được ghi nhận và đánh giá cao thành tích đạt được trong công việc

Giữ nguyên Lý Thành Đông

(2018)

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Thang đo Động lực làm việc

Thang đo động lực làm việc gồm 04 biến quan sát và được kế thừa từ thang đo của Lý Thành Đông (2018). Sau khi thảo luận nhóm, các thành viên thống nhất giữ nguyên 04 biến quan sát và góp ý điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp hơn, gồm:

Bảng 3. 7. Thang đo Động lực làm việc

STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều

chỉnh/bổ sung Nguồn

1

Anh/Chị cảm thấy hài lòng với công việc của mình

Anh/Chị có cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại của mình

Lý Thành Đông (2018); tác giả có

điều chỉnh

2 Anh/Chị thấy có động lực

trong công việc Giữ nguyên

3

Anh/Chị tự nguyện nâng cao kỹ năng để làm việc tốt hơn

Anh/Chị có tự nguyện nổ lực, nâng cao trình độ chuyên môn để làm việc tốt hơn

4

Anh/Chị sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hoàn thành tốt công việc

Giữ nguyên

3.2.2. Phương pháp định lượng 3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu 3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu, được chia thành 02 nhóm chính như: (1) Phương pháp chọn mẫu theo xác suất (thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên), (2) các phương pháp chọn mẫu không theo xác suất (còn gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên). Do điều kiện biết được tổng thể mẫu, vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất với hình thức chọn mẫu phân tầng. Lý do chọn phương pháp này là vì tính chính xác và đại diện cao, ít tốn kém.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

* Xác định được 60 phiếu cần được khảo sát. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát các công chức đang làm việc tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa.

* Gửi bảng khảo sát cho các công chức thông qua phương pháp gửi trực tiếp, đồng thời có giải thích rõ ràng cách trả lời trong tài liệu gửi kèm.

* Nhận lại các bảng khảo sát đã được trả lời, đối với các trường hợp chưa rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời, tác giả sẽ trao đổi trực tiếp để xin ý kiến.

3.2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu phân tích

Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua hai giai đoạn trong nghiên cứu định lượng:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 60 công chức, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thể hiện trong Bảng 3.8.

Bảng 3. 8. Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thứ tự phân tích

Kĩ thuật

phân tích Tiêu chí đánh giá Nguồn

Bước 1 Cronbach’s

Alpha

Hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Giá trị Cronbach’s Alpha: > 0,6

Bước 2

EFA

Giá trị KMO nằm trong khoảng (0,5; 1); và giá trị Sig: < 0,5

Hệ số tải: > 0,5

Phương sai trích lũy kế: > 50%

Nunnally & Burnstein (1994)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu nghiên cứu là n = 97 công chức. Trình tự các bước thực hiện, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thực hiện như sau:

Bước 1: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Tiêu chí đánh giá ở Bước 1 và Bước 2 giống như ở giai đoạn 1.

Bước 3: Phân tích hệ số tương quan

Tác giả sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan Pearson, được kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 < rX,Y < 1:

Nếu r= 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính. r < 0: mối quan hệ ngược chiều

r> 0: Mối quan hệ cùng chiều r: (0; 0,2): không có mối quan hệ r: (0,2; 0,4): mối quan hệ yếu r: (0,4; 0,6) mối quan hệ trung bình r: (0,6; 0,8) mối quan hệ mạnh r: (0,8;1) mối quan hệ rất mạnh

giá trị Sig của X và Y < 0,05: Giữa X và Y thực sự có mối quan hệ

Bước 4: Phân tích hồi quy

- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Giá trị Sig của F < 0,05: Mô hình ước lượng là phù hợp

- Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư: Giá trị trung bình bằng 0, phương sai của phần dư gần 1: phần dư tuân theo luật phân phối chuẩn

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Giá trị phóng đại phương sai < 5; mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến

- Kiểm định hiện tự tương quan: d: giá trị Dubin Watson 1< d < 3: Mô hình không bị hiện tượng tự tương quan

- Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Dựa vào đồ thị phân tán của phần dư, nếu phần dư phân tán đồng đều, không theo xu hướng nào (tăng hoặc giảm), ta nói phương sai phần dư không thay đổi

- Kiểm định giả thuyết nghiên cứu: Nếu giá trị Sig của các hệ số ước lượng < 0,05: Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

3.3. Mẫu nghiên cứu chính thức

Mẫu nghiên cứu chính thức được chọn bằng phương pháp phân tầng, khảo sát bằng phương thức phát phiếu trực tiếp cho công chức làm việc tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa được thể hiện Bảng 3.9.

Bảng 3. 9. Bảng xác định kích thước mẫu khảo sát

STT Các đội chức năng Số lượng công chức Tỷ lệ Kích thước mẫu khảo sát tối thiểu 1 Ban lãnh đạo 6 5,83% 5

2 Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ -

Quản trị - Ấn chỉ 16 15,53% 13

3 Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT-Trước

bạ thu khác 15 14,56% 12

4 Đội Kê khai kế toán thuế-Tin học-

Nghiệp vụ dự toán pháp chế 12 11,65% 10

5 Đội Kiểm tra thuế số 1 10 9,71% 8

6 Đội Kiểm tra thuế số 2 10 9,71% 8

7 Đội quản lý thuế số 1 5 4,85% 4

8 Đội quản lý thuế số 2 4 3,88% 3

10 Đội quản lý thuế số 4 5 4,85% 4

11 Đội quản lý thuế số 5 4 3,88% 3

12 Đội quản lý thuế số 6 5 4,85% 4

13 Đội quản lý thuế số 7 4 3,88% 3

14 Đội quản lý thuế số 8 3 2,91% 2

Tổng cộng (N) 103

n=N/(1+N*e2) 82 82

Trong nghiên cứu này, tác giả khảo sát toàn bộ công chức tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa với số mẫu được phân bổ (Bảng 3.10) như sau:

Bảng 3. 10. Bảng phân bổ số lượng khảo sát công chức

STT Các đội chức năng Số lượng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại chi cục thuế khu vực nam khánh hoà (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)