Ảnh hưởng hưởng từ môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 35 - 38)

Môi trường kinh tế

Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng rất nhạy cảm với những biến động, thay đổi đến từ môi trường kinh tế. Những yếu tố có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng như: lạm phát, lãi suất, chỉ số giá cả, chỉ số tiêu dùng, sự phát triển khoa học công nghệ,… Khi đưa ra các chính sách nâng cao tín dụng, nhà lãnh đạo cần quan tâm tới các yếu tố này:

- Lạm phát làm tăng giá cả của hàng hoá nói chung trên thị trường. Giá cả hàng hoá tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như

đời sống người dân mà cụ thể là tăng chi phí đầu vào, giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn sẽ khó đảm bảo được khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ. Điều này có nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao.

- Chu kì kinh tế: Nền kinh tế diễn ra theo tính chu kì và nó có ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp. Trong thời kì nền kinh tế đang có sự tăng trưởng, có nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh, các yếu tố vĩ mô được giữ ổn định thì nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô của các doanh nghiệp tăng lên. Từ đó thúc đẩy mở rộng quy mô cho vay, nâng cao chất lượng cho vay và đảm bảo sự an toàn của nguồn vốn. Ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất kinh doanh bị kìm hãm, gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu vay vốn cũng giảm sút.

- Mức lãi suất: lãi suất mà ngân hàng thương mại cho vay áp dụng với khách hàng cũng chịu tác động của biến động lãi suất thị trường. Ngân hàng cần điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với lãi suất thị trường để tạo nên được lợi ích đồng thời giữa ngân hàng, khách hàng đầu tư và khách hàng vay vốn. Có như vậy ngân hàng mới có được những khoản vay chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo mức thu nhập ổn định.

Môi trường chính trị, xã hội

Thể chế chính trị xã hội ổn định là điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp an tâm khi thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện và thu hút đầu tư mở rộng kinh doanh trong và ngoài nước. Do đó nhu cầu vay vốn sẽ tăng cao ngân hàng có thêm nhiều cơ hội để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Ngược lại khi môi trường chính trị xã hội không ổn định sẽ khiến cho các doanh nghiệp rụt rè khi đầu tư thậm chí là thu hẹp quy mô và nhu cầu vay vốn cũng giảm đi.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm toàn bộ xác yếu tố về pháp lý có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh như: các chính sách, luật pháp, các biện pháp thực thi và chấp hành luật pháp đối với tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh. Hoạt động trong môi

trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ tạo được sự an tâm và định hướng lâu dài cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư phát triển kế hoạch dài hạn và tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn ngân hàng. Ngược lại một môi trường pháp lý thiếu hoàn chỉnh đồng bộ, liên tục thay đổi sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Hiện nay hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn còn tồn tại không ít bất cập là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến toàn ngành ngân hàng và đòi hỏi phải được giải quyết để tạo môi trường thuận lợi nhất.

Môi trường tự nhiên

Mặc dù yếu tố này ít tác động đến chất lượng tín dụng hơn nhưng không thể bỏ qua khi nghiên cứu, đánh giá. Những rủi ro bất khả kháng do các hiện tượng tự nhiên như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần, núi lửa,... làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nó xảy ra sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và làm giảm khả năng trả nợ từ đó làm giảm chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)