Kiến nghị với các bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 88 - 92)

Sự phát triển của ngành ngân hàng sẽ tạo lên nhiều thuận lợi để phát triển của toàn bộ nền kinh tế, góp phần bình ổn xã hội, nâng cao đời sống người dân. Do vậy tạo điều kiện để nâng cao chất lượng ngân hàng là trách nhiều của tất cả các cấp, các ngành có liên quan. Hơn thế nữa, sự phát triển của hoạt động ngân hàng cũng gắn liền với các hoạt động kinh tế, tài chính và tín dụng, tiền tệ khác, chính vì vậy, sự đóng góp của các bộ ngành liên quan không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi. Điều này nhằm đem lại một môi trường phát triển nhất, lành mạnh nhất. Sau đây là một số kiến nghị:

- Cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành có liên quan trong việc cung cấp thông tin, phục vụ quá trình ra quyết định, nhất là khâu thẩm định tín dụng sẽ cần sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan như: cơ quan thuế, sở tài chính,…

- Đảm bảo an toàn an ninh trong khu vực, tạo môi trường an tâm làm việc, nhất là đối với ngân hàng, là nơi có lượng tiền lớn sẽ rất dễ xảy ra các vụ trộm cắp, quấy rối,…

- Việc giải quyết nợ quá hạn, thanh lý tài sản cần đến sự hỗ trợ của nhiều cơ quan chức năng, đặc biệt trong trường hợp cưỡng ép. Việc kết hợp với các đơn vị khác đảm bảo được sự chính xác, đúng pháp luật và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Hoạt động của ngân hàng thương mại chịu tác động của nhiều yếu tố như môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ chế, chính sách quản lý điều hành vĩ mô và vi mô cũng như các đơn vị tác động. Và những yếu tố trên lại luôn có sự thay đổi để phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Sự thay đổi đó một mặt tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động ngân hàng thương mại trong nước, mặt khác cũng làm gia tăng rủi ro trong hoạt động. Hơn nữa, rủi ro khi xảy đến với một ngân hàng thương mại lại có tác động tiêu cực nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, các hoạt động và chính sách của các Bộ, ngành liên quan cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Ngân hàng thương mại. Do vậy, để ngân hàng thương mại có thể vận hành tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động, kiến nghị các Bộ ngành liên quan cần có các chính sách và kế hoạch hỗ trợ cụ thể.

Đồng thời, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, không thể thiếu sự hỗ trợ về mặt chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ và của các cơ quan ban ngành liên quan.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cấp thiết, có tính sống còn đối với toàn bộ ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long nói riêng. Chi nhánh hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay và vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay thị trường kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt với rất nhiều các đối thủ lớn đang cùng hoạt động trên địa bàn, chính vì vậy việc huy động vốn càng trở lên khó khăn hơn. Do đó sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động được là yêu cầu quan trọng, cần được quan tâm đặc biệt đối với BIDV Hạ Long. Tín dụng chính là hoạt động chủ yếu để tạo ra lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển sau này.

Nằm trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nên định hướng phát triển của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long phần nào chịu sự chi phối của kế hoạch từ BIDV Việt Nam và nằm trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội chung của địa phương

Là một chi nhánh mới ra đời, còn khá non trẻ, BIDV Hạ Long đã gặp không ít khó khăn và thách thức. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm cùng sự giúp đỡ đến từ BIDV Việt Nam và các ngành, các cấp, chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Với định hướng rõ ràng,sự chỉ đạp đúng đắn của ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động không ngừng học học, có trình độ và chuyên môn cao, sự nhiệt huyết, cống hiến, BIDV Hạ Long đã từng bước khẳng định năng lực và vị trí của mình. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển hơn nữa, mở rộng quy mô, gia tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh khi nước ta bước vào hội nhập quốc tế thì đòi hỏi chi nhánh phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, trong đó cần đặc biệt chú trọng tới chất lượng tín dụng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Đình Anh, Nguyễn Thị Thiều Quang (2017), Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, Tạp chí KT&PT, số 235, tr. 41-49.

2. Nguyễn Ngọc Lê Ca, (2015). Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, trang 47-82. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hạ Long, 2015.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015. Hạ Long, tháng 12 năm 2015.

4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hạ Long, 2016.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016. Hạ Long, tháng 12 năm 2016.

5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hạ Long, (2017).

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017. Hạ Long, tháng 12 năm 2017.

6. Frederic S.Mishkin, (2015). Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, trang 20- 45. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Văn Ngọc, 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.

7. Vân Hà Huỳnh Giao, ( 2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng ACB - chi nhánh An Sương, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TPHCM.

8. Đinh Thị Thanh Huyền (2012), Thực trạng chất lượng vốn tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn, Luận văn thạc sĩTrường Đại học Kinh tế Tp HCM.

9. Trần Thanh Phúc, (2017), Phân tích chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển - chi nhánh Quang Trung - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp

10. Nguyễn Văn Viện (2014), Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng VCB chi nhánh Đắk Lắk, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân.

11.PGS.TS. Võ Thị Quý, ThS. Bùi Ngọc Toản (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học số 3, tr 36.

12.Nguyễn Thị Bích Vượng (2014). Về tăng trưởng tín dụng ngân hàng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)