Hiện nay Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đang sở hữu đội ngũ cán bộ còn rất trẻ, 85% có độ tuổi dưới 30, 100% trình độ đại học và trên đại học. Nguồn nhân lực trẻ trung, năng động sẽ giúp chi nhánh có được nhiều lợi thế như sự nhiệt huyết, khả năng học hỏi và cống hiến. Tuy nhiên mặc dù đã được đào tạo tại các trường đại học nổi tiếng như Đại học Kinh tế Quốc Dân, Học viên Ngân Hàng, Đại học Thương Mại,… nhưng do tuổi đời và tuổi nghề còn ít nên chắc chắn kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ sẽ có những hạn chế. Chính bởi vậy nâng cao công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tín dụng là một yêu cầu cấp thiết. Ngoài việc cử cán bộ đi học hay tham gia vào các khoá tập huấn hàng năm do Ngân hàng BIDV Việt Nam tổ chức thì BIDV Hạ Long cần làm thêm một số việc sau:
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên và cán bộ tham gia các lớp, các chương trình đào tạo, tập huấn do Ngân hàng BIDV Việt Nam tổ chức hoặc các đơn vị chuyên môn bên ngoài tổ chức.
- Cung cấp tài liệu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và pháp luật cho cán bộ tự nghiên cứu
- Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để phát huy tinh thần làm việc và ngăn ngừa rủi ro hành vi đạo đức
- Sắp xếp cán bộ làm việc đúng với chuyên môn, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường của từng nhân viên để đạt hiệu quả cao khi làm việc, từng bước tiến tới chuẩn hoá cán bộ ngân hàng.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột suất để đánh giá và phân loại nhân viên, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhân viên và có biện pháp bồi dưỡng, đào tạo hợp lý.
- Đề cao tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc và thái độ phục vụ khách hàng, nhất là bộ phận giao dịch và làm việc trực tiếp với khách hàng.
- Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích CBTD trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
- Tạo điều kiện để nhân viên bày tỏ suy nghĩ, tâm tư tình cảm đối với công việc, tạo tâm lý thoải mái khi làm việc. Đồng thời lãnh đạo cấp cao cũng cần thường xuyên trao đổi với nhân viên cấp dưới để họ hiểu rõ hơn phương hướng cũng như các mục tiêu mà chi nhánh đang hướng tới, sự đoàn kết, đồng lòng trong toàn chi nhánh sẽ mang tới thành công to lớn.
- Trang bị cho cán bộ tín dụng những kỹ năng cơ bản như:
+ Kỹ năng Marketing để sẵn sàng quảng cáo, giới thiệu và tư vấn cho khách hàng về ngân hàng cũng như các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
+ Kỹ năng nhận định, đánh giá và phân tích dựa trên sự xem xét từ nhiều nguồn thông tin để đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác.
+ Kỹ năng giao tiếp, thương lượng, đàm phán với khách hàng
+ Kỹ năng làm việc độc lập, sẵn sàng chủ động khi có các tình huống phát sinh - Yêu cầu cán bộ tín dụng và cán bộ của ngân hàng phải là người am hiểu pháp luật và hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, khoa học,… Ngoài ra, cán bộ ngân hàng phải có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng
Công tác đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng dẫn đến thành công của các ngân hàng thương mại nói chung và cụ thể hơn là các hoạt động của ngân hàng. Nhân lực là yếu tố chủ chốt không chỉ giúp chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng mà còn tạo lên sự phát triển vững chắc và thành công lâu dài. Chính vì vậy, việc đào tạo thường xuyên nguồn nhân lực góp phần giúp các ngân hàng tối ưu hóa nguồn lực phục vụ cho mọi hoạt động của đơn vị mình. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để các ngân hàng có thể phát triển lâu dài, ổn định và bền vững hơn. Khi đã sở hữu nguồn lực hiệu quả, có kinh nghiệm, có kiến thức và được đào tạo bài bản, ngân hàng có thể hoàn toàn tự tin để thực hiện các hoạt động tín dụng cũng như mạnh dạn thay đổi và phát triển các chiến lược, chính sách mới.