1.1 .Tín dụng ngân hàng
1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng
1.2.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng ngân hàng
Để đạt hiệu quả kinh doanh và gia tăng lợi nhuận thì các ngân hàng không chỉ tăng cường huy động vốn mà còn phải thu hút được nhiều khách hàng vay. Để thực hiện được điều này các NHTM nói chung phải thoả mãn được các yêu cầu đa dạng của khách hàng cả về chất và lượng, giá cả, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.
Ngày nay chất lượng tín dụng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà khách hàng quan tâm khi đánh giá lựa chọn ngân hàng. Về cơ bản có thể hiểu nó là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động vay vốn phù hợp với luật pháp hiện hành, định hướng nhà nước, sự phát triển kinh tế, xã hội tạo nên sự tồn tại và phát triển, tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng tín dụng là một phạm trù rất rộng chứa đựng nhiều nội dung, nhiều tiêu chí đánh giá được đề cập trong phần sau.
Vậy chất lượng tín dụng là gì? Đó là ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về vay vốn của các đối tượng khách hàng đồng thời khách hàng khi vay vốn phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả tiền gốc và lãi cho khoản tiền vay. Đối với khách hàng khi vay vốn chất lượng tín dụng chính là nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả, đáp ứng tốt các nhu cầu mong muốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp (Phan Thị Thu Hà, 2004). Như vậy chất lượng tín dụng được thể hiện qua mối quan hệ với 3 chủ thể đó là:
Đối với lợi ích của khách hàng: chất lượng tín dụng ngân hàng chính là chính sách, thủ tục, mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Thủ tục phải đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu, thực hiện nhanh chóng. Lãi suất và kỳ hạn hợp lý nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của tín dụng. Tất cả nhằm mục đích đó là đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, cá nhân thuận lợi trong kinh doanh, cung cấp nguồn vốn kịp thời nhưng phải luôn coi lợi ích của ngân hàng là mục tiêu hàng đầu.
Đối với ngân hàng thương mại: chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi mức độ cho phép nhất định gọi là giới hạn tín dụng. Mức giới hạn này được đưa ra
phù hợp với ngân hàng và đúng nguyên tắc trong hoạt động tín dụng nhưng phải góp phần tạo nên sự cạnh tranh, thu hút khách hàng.
Đối với cả nền kinh tế quốc dân: chất lượng tín dụng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng, duy trì và mở rộng quy mô công ty, doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao chất lượng đời sống người dân, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Như vậy tăng trưởng tín dụng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện được các mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thươngmại mại
Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Đây là một ngành có nhiều hấp dẫn mang lại siêu lợi nhuận nhưng cũng đồng thời chứa đựng không ít rủi ro. Một trong những rủi ro lớn luôn đe doạ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó chính là rủi ro tín dụng. Điều này sẽ gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng đây không chỉ là nỗi đáng sợ với khách hàng, ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế và bằng chứng chính là những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã từng xảy ra. Khủng hoảng tài chính có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào do vậy nâng cao chất lượng tín dụng là điều cần thiết trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn.
Về phía ngân hàng: NHTM hoạt động giống như các doanh nghiệp kinh doanh, đó là bỏ vốn của mình ra, cung cấp các dịch vụ để thu hồi vốn cà tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế và toàn ngành Ngân hàng hiện nay khi các NHTM dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình đối với khách hàng và Ngân hàng trung ương tự thực hiện các phương án kinh doanh để kiếm lợi nhuận, lời ăn lỗ chịu, việc đảm bảo chất lượng cho các khoản vay và cho vay là nhu cầu cấp thiết. Chính vì vậy mà ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.
Sau khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến và những thay đổi to lớn. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi là có nhiều cơ hội kinh doanh thì sự cạnh tranh và rất nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp nói
chung cũng như ngành Ngân hàng cần phải có các biện pháp vượt qua. Vì thế để nâng cao chất lượng tín dụng ngày nay các ngân hàng không chỉ hoạt động với vai trò là người cung cấp vốn cho cá nhân, doanh nghiệp mà còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về vai trò của mình cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có như thế mới đề ra được các biện pháp mở rộng dịch vụ, giúp tăng cường vị thế và khả năng cạnh trnh trên thị trường.
Về phía nhà đầu tư: Nhà đầu tư hay khách hàng của ngân hàng bao gồm 2 loại đó là người gửi tiền và người vay tiền.
+ Đối với người gửi tiền: Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp khi gửi gắm tài sản, đồng vốn của mình đều có mục đích, mong muốn đó là nhận được số tiền lãi từ khoản đầu tư đó và họ quan tâm tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Khả năng thanh toán có cao thì khách hàng mới tin tưởng, gia tăng lợi nhuận và hài lòng khi đầu tư. Mà khả năng thanh toán của Ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với chất lượng của các khoản tín dụng. Bởi vậy nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khoản tiền gửi của họ vào Ngân hàng và lợi nhuận mà người gửi có được.
+ Đối với người vay tiền: Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng giá trị sử dụng của các khoản vốn vay được từ ngân hàng. Khi lựa chọn Ngân hàng để vay vốn, họ sẽ quan tâm và đánh giá về chất lượng tín dụng bởi nó chính là sự thoả mãn của họ về khoản tín dụng đó. Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận cho họ khi thực hiện trang trải, đầu tư kinh doanh để có lãi.
Đối với toàn xã hội: thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến toàn ngành kinh tế và các lĩnh vực khác trong xã hội. Bởi một đồng vốn của ngân hàng cho vay nó chính là đầu mối phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế khác. Khi đồng vốn được ngân hàng cung cấp để thực hiện các mục đích tiêu dùng hay kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò to lớn của ngân hàng đối với nền kinh tế là điều dễ nhận thấy, sự suy thoái của hệ thống ngân hàng sẽ dẫn
tới sự suy thoái của kinh tế và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng được cả xã hội quan tâm.