Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 86 - 88)

Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Mỗi quyết định, chính sách của ngân

hàng nhà nước đều có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại điều hành và quản lý lưu thông tiền tệ - tín dụng ngân hàng, là cơ quan tham mưu cho Chính phủ để đề ra các văn bản luật, dưới luật, các thông tư quy định hướng dẫn về tài chính – ngân hàng quốc gia. Để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long, một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước được đưa ra như sau:

- Tiếp tục hiện đại hoá ngành ngân hàng trên cơ sở ứng dụng và phát triển các công nghệ ngân hàng, các phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Cần từng bước quốc tế hoá các hoạt động ngân hàng để thực hiện việc hội nhập quốc tế sâu hơn nữa, phát triển hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế.

- Ngân hàng nhà nước cần quan tâm sát sao hơn nữa đến các ngân hàng thương mại để nắm được những khó khăn, vướng mắc của đơn vị, từ đó có các chính sách hỗ trợ kịp thời dựa trên sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.

- Ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh đồng thời giúp ngân hàng thương mại hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động thanh tra để phát hiện những lỗ hổng, những sai sót trong quản lý và hoạt động, từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp can thiệp. Ngân hàng nhà nước cũng cần tổ chức các buổi hội thảo, khoá tập huấn, hướng dẫn thi hành các thông tư mới,…, tạo điều kiện để ngân hàng thương mại hoạt động đúng đắ với chủ chương và chính sách của nhà nước, nâng cao kết quả kinh doanh.

- Cần nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cập nhật tình hình thực tế phục vụ cho việc ra quyết định của các ngân hàng thương mại. Thực tế hoạt động này chưa thực sự nổi bật do đó trong tương lai, Ngân hàng nhà nước cần có sự điều chỉnh như thành lập và phát triển trung tâm thông tin chuyên cung cấp thông tin về tài chính, các chỉ số kinh tế của quốc gia và tình hình thế giới. Đây sẽ là kênh thông tin quan trọng, cần thiết cho các ngân hàng thương mại. Để mạng thông tin trên hoạt động thực sự hiệu quả, có một số kiến nghị với phía quản lý như sau: Tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC theo hướng chuyên môn hoá (thay vì cán bộ kiêm nhiệm như

hiện nay). Cán bộ quản lý bộ phận này không chỉ phải am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn cần có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân hàng thương mại tham khảo, định hướng. Chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và thuận tiện nhất. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và có chế tài nghiêm túc với các ngân hàng thương mại không tuân thủ đầy đủ các quy định về cung cấp và cập nhật thông tin cho mạng CIC. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kinh nghiệm trong công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng cho cán bộ liên quan ở các ngân hàng thương mại.

- Hiện nay việc đánh giá chất lượng tín dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng vẫn chưa có mức tiêu chuẩn chung. Do vậy Ngân hàng nhà nước nên có sự nghiên cứu để xây dựng lên hệ thống các chỉ số mang tính chuẩn mực, rõ ràng để thống nhất khi so sánh, đánh giá về chất lượng ngân hàng nói chung và chất lượng của hoạt động tín dụng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)