Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 29 - 33)

Có khá nhiều các chỉ tiêu định lượng được đưa ra khi đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng. Việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tốt và hoản chỉnh sẽ tạo nên hiệu quả và sự chính xác khi đánh giá cũng như thể hiện được đúng tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng khác nhau sẽ có các cách sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khác nhau nhưng cơ bản tổng thể bao gồm như sau:

Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay là số tiền thực mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng tính trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng của các khoản tín dụng mà ngân hàng đã giải ngân để cung cấp vốn vay cho khách hàng. Mục đích nghiên cứu doanh số cho vay sẽ thấy được khả năng về vốn và cho thấy xu thế hoạt động tín dụng qua các thời kỳ.

Doanh số thu nợ tín dụng

Thể hiện khối lượng nợ tín dụng mà ngân hàng đã thu hồi được từ khách hàng vay vốn trong một thời gian nhất định.

Tổng dư nợ

Tổng dư nợ là toàn bộ số dư nợ mà khách hàng cho vay trong một thời kỳ bao gồm cả nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn. Chỉ tiêu này thể hiện khối lượng tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp ra nền kinh tế để phục vụ nhu cầu về vốn của khách hàng. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang ở mức kém, khách hàng và thị trường ít. Tuy nhiên không phải cao thì hoạt động tín dụng sẽ tốt vì nó còn phụ thuộc vào khả năng ngân hàng thu hồi vốn.

Dư nợ cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. được tính theo thời điểm, tức là số dư cuối kỳ tính toán. Đây là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm.

Đây là tiêu chí quan trọng giúp các nhà quản lý của ngân hàng thương mại đánh giá được chất lượng tín dụng mà mình đang cung cấp cho khách hàng. Khi nghiên cứu chỉ tiêu này nên xem xét trong cả quá trình chứ không theo một thời kỳ riêng lẻ để thể hiện chính xác và hiệu quả nhất.

Để đánh giá tình hình dư nợ cho vay tại các ngân hàng thương mại người ta sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, được tính bằng công thức:

Tốc độ tăng trưởng nợ cho vay =

Dư nợ cho vay năm(t)−Dư nợ cho vay năm(t−1)

Dư nợ cho vay năm(t−1)

Hiệu suất sử dụng vốn vay

Phản ánh kết quả sử dụng vốn tham gia đầu tư của ngân hàng, thể hiện quy mô và khả năng tận dụng nguồn vốn huy động được. Chỉ số cho ta biết trong một đồng vốn huy động được có bao nhiêu đồng được tham gia cho vay. Lưu ý rằng hệ số này luôn nhỏ hơn 1. Khi nghiên cứu về hệ số này, nếu thấy mức chỉ số thấp, đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy tình trạng ứ đọng vốn đang diễn ra làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí vốn. Ngược lại, nếu tiêu chí này quá cao cũng chưa hẳn tốt bởi nguyên nhân có thể do doanh số cho vay của ngân hàng tăng quá nhanh, điều này sẽ đem tới nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hiệu suất sử dụng vốn được tính như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn vay (H) = Tổng nguồn vốn huy độngTổng dư nợ cho vay .100 %

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Hệ số này phản ánh

tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, tức là khả năng tham gia vào chu kì sản xuất kinh doanh. Nếu vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng phát ra đã thực hiện được nhiều chu kỳ sản xuất, luân chuyển và lưu thông nhanh. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng lớn sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng đáp ứng được nhiều nhu cầu về vốn hơn cho khách hàng.

Đối với ngân hàng, tiêu chí này thể hiện khả năng thu hồi vốn và quản lý tín dụng cao hay thấp. Nếu vòng quay chậm chứng tỏ ngân hàng đang có chất lượng tín dụng không tốt.

Đối với khách hàng, chỉ tiêu này thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ tiêu càng lớn tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, có tình hình tài chính vững chắc. Đây là yếu tố để đảm bảo khả năng thực hiện tốt việc trả nợ và các cam kết trên hợp đồng tín dụng đúng thời hạn, đúng số lượng.

Vòng quay vốn tín dụng = Tổng doanh số thunợMức dư nợ bìnhquân

Thu nhập từ hoạt động cho vay

Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Lãitừ hoạt động tín dụngTổngthu nhập

Chỉ số phản ánh mức lãi thu được từ hoạt động tín dụng trên tổng số thu nhập mà Ngân hàng thu được trong 1 thời gian nhất định. Thu nhập từ hoạt động cho vay càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tốt, thể hiện được uy tín và năng lực cạnh tranh.

Mức sinh lời từ hoạt động cho vay

Mức sinh lời từ hoạt động cho vay = Tổngthu lãi cho vayTổng dư nợ bìnhquânChi phí hoạt động cho vay

Mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao thể hiện ngân hàng đang sử dụng hiệu quả đồng vốn cho vay.

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu thể hiện sự không hoàn hảo trong quan hệ tín dụng tức là người vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đồng

thời khoản nợ này không được ngân hàng gia hạn thêm. Nợ quá hạn là điều mà tất cả các ngân hàng rất không mong muốn và cần phải hạn chết phát sinh một cách tối đa bởi nó sẽ làm gia tăng chi phí như: chi phí đòi nợ, chi phí xử lý tài sản bảo đảm,... Để xác định chỉ tiêu này, các ngân hàng thường thực hiện vào các thời gian định kỳ như cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc đột xuất theo từng mục đích của ngân hàng. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, các nhà nghiên cứu thường thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro:

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỉ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạnTổng dư nợ . 100%

Thể hiện phần trăm của số nợ quá hạn trên tổng dư nợ mà ngân hàng đang cung cấp. Tỷ lệ này càng cao chứng to hoạt động cho vay của ngân hàng đang ở mức xấu do có quá nhiều nợ khó đòi, dẫn đến nguy cơ mất vốn, nhiều chi phí, lợi nhuận bị suy giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn lại được chia thành 2 loại là: tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi và tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi:

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn có khả năng thuhồiNợ quá hạn .100% Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi =

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Nợ quá hạn .100%

Hai chỉ tiêu này thể hiện cụ thể tỉ lệ của nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi trên tổng số nợ quá hạn nhằm đánh giá chính xác hơn tình hình của khoản nợ này, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết hiệu quả nhất.

- Tỷ lệ đầu tư rủi ro

Tỷ lệ đầu tư rủi ro = Tổng dư nợ món vay có phátTổng dư nợ sinhnợ quá hạn

Cho biết toàn bộ các khoản vay phát sinh nợ quá hạn giúp ngân hàng quản lý rủi ro tốt hơn đối với các khoản cho vay, từ đó đề ra kế hoạch dự phòng hợp lý.

Cơ cấu vốn đầu tư

Đánh giá xem tỷ trọng vốn vay mà khách hàng cung cấp đã phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng hay không. Từ đó các ngân hàng quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư nhằm tập trung vào các lĩnh vực hợp lý để đảm bảo an toàn vốn và thu được mức lợi nhuận cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)