Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 49 - 54)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tổng thu 209.817 510.513 593.132

Tổng chi 201.309 449.931 509.201

Lãi 8.508 60.582 83.931

(Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017)

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long 2015 2016 2017 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 Chart Title

Tổng thu Tổng chi Lãi

Đây là thành quả rất đáng động viên của toàn thể lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long trong những năm đầu thành lập, hoạt động. Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, với chính sách đũng đẵn, tận dụng được thời cơ và sự quyết tâm, cố gắng không mệt mỏi, doanh thu của chi nhánh tăng liên tục trong 2 năm liền. Tổng doanh thu năm 2017 đạt hơn 593 tỷ đồng, tăng hơn 82 tỷ so với năm 2016. Lợi nhuận thu được năm 2017 là 83.931 triệu đồng, tăng 23.349 triệu đồng (tương đương 38,5%) so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng ở mức cao phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc khẳng định năng lực, uy tín và sức mạnh của mình.

Tuy nhiên chi nhánh cần thực hiện các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững. Bên cạnh nỗ lực mở rộng quy mô, gia tăng doanh thu và lợi nhuận thì an toàn kinh doanh lâu dài luôn phải được đặt lên hàng đầu. Trên thực tế đã có không ít các doanh nghiệp, ngân hàng vì mục tiêu trước mắt mà nới lỏng những quy định an toàn, tiêu biểu như việc cấp tín dụng thiếu thẩm định hoặc thẩm định không tốt đã dẫn tới hậu quả đó là rủi ro khi thu hồi vốn cao, nợ xấu tăng, thậm chí không có khả năng thu hồi. Do đó đòi hỏi phải thực hiện song song đồng thời gia tăng lợi nhuận và an toàn kinh doanh.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long

2.2.1.Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định tính

2.2.1.1. Việc thực hiện quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng để tạo nên sự hiệu quả trong việc thực hiện triển khai hoạt động tín dụng. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao được chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Hiểu được vai trò to lớn này, ngay từ khi thành lập, Ngân hàng BIDV đã áp dụng chính xác quy trình tín dụng được ban hành trên toàn hệ thống Ngân hàng BIDV Việt Nam. Tất cả mọi nhân viên đều phải nắm và hiểu rõ nhằm thực hiện chính xác đúng đắn, chuẩn chỉ. Bên cạnh đó, quy trình tín dụng còn có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận, các phòng ban và cho tới từng vị trí công việc; làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục

vay vốn. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đang thực hiện như sau:

- Bước 1: Tiếp thị và tiếp nhận, lập hồ sơ vay vốn

Đây là bước đầu tiên do cán bộ tín dụng thực hiện sau khi tiếp xúc với khách hàng. Dựa trên nhu cầu và mục đích vay vốn của ngân hàng, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn sản phẩm tín dụng phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Nhìn chung 1 bộ hồ sơ khách hàng khi vay vốn cần đảm bảo thu thập các thông tin như sau:

+ Các loại giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng, đảm bảo không thuộc các trường hợp như người đang có tiền án tiền sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự,…

+ Khả năng sử dụng vốn vay: Vốn vay được sử dụng cho mục đích nào, có khả năng thực hiện hay không, việc sử dụng có đem lại kết quả tốt hay không?

+ Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi): tức là tính lợi nhuận của khoản vay. Điều này một phần được quyết định bởi khả năng sử dụng vốn vay. Khi vốn vay sử dụng có hiệu quả, khách hàng vay vốn thoả mãn nhu cầu, phát triển hoạt động kinh doanh sẽ là yếu tố đảm bảo cho khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn, đầy đủ.

- Bước 2: Phân tích tín dụng:

Là bước xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng và trả nợ vay. Mục tiêu của bước phân tích tín dụng là:

+ Phân tích chân thật nhất, chính xác nhất những thông tin thu thập được từ hồ sơ vay vốn, từ đó nhận xét thái độ, độ an toàn khi cho vay, khả năng thu hồi và sinh lời vốn vay,… tạo cơ sở phục vụ cho việc ra quyết định cho vay.

+ Đề ra các tình huống giả định có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho khoản vay của ngân hàng và các biện pháp khắc phục những rủi ro đó, giảm thiểu các tác động tiêu cực một cách tối đa.

- Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Ngân hàng sẽ quyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cở sở để ra quyết định được lấy từ việc phân tích tín dụng trong bước

2. Đây là bước vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới kết quả của hoạt động tín dụng. Trong bước này, có 2 sai lầm thường mắc phải mà chi nhánh BIDV cần hết sức lưu ý:

+ Quyết định cấp tín dụng cho khách hàng không tốt + Từ chối cho vay với khách hàng tốt

- Bước 4: Giải ngân

Ngân hàng tiến hành cấp tín dụng theo hạn mức đã ký kết và được phê duyệt. - Bước 5: Giám sát tín dụng

Ngân hàng cần theo dõi thường xuyên và kiểm tra kịp thời việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo sự chính xác trong thực tế về mục đích sử dụng, tình hình tài chính, kết quả đầu tư, kinh doanh,… từ đó đánh giá được khả năng thu nợ.

- Bước 6: Thanh lý tín dụng:

Thanh lý tín dụng được chia thành 2 dạng:

+ Thanh lý tín dụng mặc nhiên: Khi khoản vay đã được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi, hiệu lực của hợp đồng tín dụng sẽ chấm dứt.

+ Thanh lý tín dụng bắt buộc:

ngân hàng dựa vào các cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do khách hàng không tự giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Hiện nay việc thực hiện quy trình tín dụng tại chi nhánh diễn ra theo đúng trình tự các bước quy định bởi Ngân hàng BIDV Việt Nam. Các bộ phận phối kết hợp để thực hiện từng bước theo quy trình. Tuy nhiên chất lượng trong mỗi bước chưa được đảm bảo chặt chẽ, đồng đều. Trên thực tế để đạt mục tiêu lợi nhuận, đôi khi công tác phân tích tín dụng vẫn còn khá buông lỏng, cụ thể là việc nới lỏng điều kiện cấp tín dụng nhằm tối đa hoá khách hàng. Trong thời gian tới, hiện tượng này cần phải chấm dứt tuyệt đối thì mới giúp chi nhánh giảm nở xấu, tiến tới sự phát triển lâu dài, bền vững và sự an toàn cho khoản tiền tính dụng.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát là biện pháp nhằm tạo được hành lang an toán trong công tác tín dụng. 4 nội dung của công tác kiểm tra, kiểm soát đối với toàn thể cán bộ bao gồm:

- Chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ trước, trong và sau khi cho vay. - Không hạ thấp các điều kiện khế ước

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao

- Nâng cao kỷ luật, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp.

Phòng kiểm soát được giao trách nhiệp kiểm tra, giám sát từ khâu thẩm định đến quy trình cấp tín dụng và đánh giá tài sản bảo đảm. Đặc biệt việc giám sát sẽ chú trọng tới công tác kiểm tra sau cấp vốn để xác định việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng như mục đích cam kết, hoạt động kinh doanh của khách hàng đó như thế nào, từ đó có thể ra các biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời để loại bỏ tối đa khả năng vốn trở thành nợ xấu.

Tuy nhiên do mới thành lập, khi triển khai thực hiện quy trình còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn và áp lực trong việc thu hút và lôi kéo khách hàng, phải cạnh tranh trực tiếp với nhiều đối thủ lớn trên địa bàn như Ngân hàng VietcomBank, Ngân hàng Vietin Bank, Ngân hàng MB,... nên hiệu quả của công tác này chưa cao. Cụ thể đó là vẫn tồn tại trường hợp nới lỏng điều kiện để cấp tín dụng, sử dụng vốn vay không đúng mục đích,... Hậu quả của vấn đề này đó chính là bên cạnh doanh thu tăng lên thì tỷ lệ nợ xấu cũng tăng theo, làm giảm đi lợi nhuận mà chi nhánh đạt được.

Một trong những biện pháp mà lãnh đạo chi nhánh thực hiện nhằm giải quyết nợ xấu đó là ngoài các quy trình, quy định của Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hạ Long đã chủ động thành lập Ban đôn đốc và xử lý nợ vào đầu năm 2018. Nhiệm vụ chính của Ban đó là đôn đốc và xử lý nợ có vấn đề, theo dõi, bám sát và cập nhật tình hình để đánh giá rủi ro vào báo cáo hàng ngày/ tuần. Điều này cho thấy sự chủ động và xử lý tình huống khá nhanh nhẹn, chính xác kịp thời của Ngân hàng. Đồng

thời cũng là yếu tố chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Ban Giám đốc cũng như năng lực làm việc của cán bộ nhân viên Ngân Hàng BIDV chi nhánh Hạ Long.

2.2.1.3. Mức độ hài lòng của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hạ long (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)