- Chinhánh Chương Dương
3.2.2.4 Nâng cao chất lượng xử lý rủi ro tín dụng
Khi phát sinh nợ có vấn đề, nợ quá hạn, chi nhánh cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng. Nếu do vấn đề khó khăn thanh khoản tạm thời, có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh và đảm bảo thanh tốn cho ngân hàng thì có thể tiến hành gia hạn, cơ cấu nợ, thậm chí cho vay duy trì hoặc bổ sung để cùng khắc phục với doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ thì phải quản lý chặt chẽ khoản vay, chi nhánh cần mau chóng xem xét lại tình trạng pháp lý của tài sản, định giá theo giá trị thị trường hiện tại, gia hạn cho doanh nghiệp một thời gian ngắn (1 - 2 tháng) để tự tìm người mua tài sản. Nếu khơng được, các chi nhánh sẽ tiến hành phát mại xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Trường hợp nếu không thu đủ số nợ sau khi đã phát mại tài sản và doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ thì chi nhánh có thể u cầu tun bố doanh nghiệp phá sản.
Đối với cho vay khơng có tài sản đảm bảo, thì ngay trong hợp đồng ban đầu đã cần ràng buộc rõ các khoản thu chi phải tiến hành qua ngân hàng, nếu khơng thanh tốn được thì ngân hàng có quyền phong tỏa và thu hồi từ các nguồn thu này.
Nếu chi nhánh thực hiện các bước trên chưa thu hồi đủ số nợ thì chi nhánh cần khởi kiện ra tòa. Để nâng cao chất lượng thu hồi nợ từ việc khởi kiện, chi nhánh cần thành lập riêng một ban thu hồi nợ, cũng như có nhân
80
viên chuyên ngành luật phụ trách mảng khởi kiện để thực hiện theo đúng luật, bổ sung hồ sơ đầy đủ trước khi khởi kiện.