Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0224 giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 111)

- Chinhánh Chương Dương

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát của NHNN với các NHTM. Việc tăng cường thanh tra giám sát ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng trong khuôn khổ mà NHNN quy định: việc thực hiện tỷ lệ an toàn vốn, việc thực hiện dự trữ bắt buộc, việc thực hiện các quy định của NHNN về quy chế cho vay, bảo đảm,... Nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi nền kinh tế có biến động đồng thời khơng gây sự xáo trộn trong hoạt động ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng;

Tăng cường hoạt động dự báo rủi ro của NHNN, NHNN tăng cường việc phân tích và dự báo rủi ro thơng qua các biến động kinh tế, tình hình tín dụng, dự trữ của các NHTM,... để có những điều chỉnh về lãi suất, sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ phù hợp, cảnh báo rủi ro cho các NHTM;

NHNN tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động trung tâm tín dụng CIC. Hiện tại, các NHTM hầu như kiểm tra thông tin khách hàng thơng qua trung tâm tín dụng CIC, do đó để thơng tin NHTM có được là chính xác thì NHNN cần đầu tư hơn nữa cho sự phát triển của CIC. NHNN cần yêu cầu rõ định kỳ NHTM hoặc trường hợp NHTM báo cáo lên CIC để CIC cập nhật thơng tin nhanh nhất và chính xác nhất;

Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, giám sát khoản vay và cho vay bằng ngoại tệ. Nhằm tránh rủi ro tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn cho ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng có cảnh báo sớm về các trường hợp rủi ro này;

Có hướng dẫn cụ thể cho các ngân hàng về nghiệp vụ phái sinh tín dụng: đây là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro khá hữu hiệu đã xuất hiện tại các thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, các NHTM ở Việt Nam chưa triển khai thực hiện cơng cụ này. Về mặt quản lý, NHNN cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nghiệp vụ để các NHTM dần dần áp dụng nhằm

92

đa dạng hóa các công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động;

Quy định rõ ràng về hệ thống XHTD nội bộ, hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều có hệ thống XHTD nội bộ riêng trên cơ sở yêu cầu cốt lõi của NHNN, song nó khơng đồng đều do đó NHNN khó kiểm sốt và đánh giá chính xác được chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Để hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ toàn ngành ngân hàng, NHNN cần xây dựng hệ thống XHTD chuẩn để các ngân hàng đồng đều trong đánh giá chất lượng cùng một khoản vay. Và nhanh chóng hồn thiện dự thảo này để các ngân hàng sớm cùng áp dụng hệ thống này trong việc đánh giá, phân loại khách hàng và trích lập dự phịng RRTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về kiểm sốt rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM cũng như thực trạng về kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Vietinbank - CN Chương Dương, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp về quy trình, về nội dung nâng cao chất lượng kiểm sốt rủi ro tín dụng cũng như các yếu tố cần thiết trong q trình nâng cao kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị tới Trụ sở chính Vietinbank, Chính phủ và NHNN nhằm nâng cao hiệu quả chata lượng kiểm sốt rủi ro trong hoạt đọng tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank - CN Chương Dương nói riêng.

93

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong hoạt động của NHTM Việt Nam vì hoạt động tín dụng chiếm đến 80% - 95% thu nhập của ngân hàng Việt Nam. Rủi ro này làm ngân hàng đứng trước nguy cơ đọng vốn và mất vốn làm ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất thanh tốn từ đó có thể làm ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, đã làm hàng trăm ngân hàng có uy tín trên thế giới phải phá sản hoặc tạm dừng hoạt động. Sau khủng hoảng kinh tế này, Việt Nam có khoảng 100.000 doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt do đó RRTD của ngân hàng gia tăng. Bên cạnh đó, thị trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt, để đảm bảo khả năng sinh lời ngân hàng vẫn phải tăng trưởng tín dụng. Luận văn “Nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tỏng

hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương” đã giải quyết được các vấn đề chính

để nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank - CN Chương Dương, cụ thể:

- Luận văn đã làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và chất lượng kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM.

- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Chương Dương.

- Luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Chương Dương. Do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thay đổi và cạnh tranh hàng ngày, nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong được sự góp ý của thầy/cơ và các bạn.

Một phần của tài liệu 0224 giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 111)