- Chinhánh Chương Dương
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Một là, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng: Một khoản vay ít rủi
ro khi nó được thẩm định đầy đủ từ đó sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn chính xác về khách hàng, xác định đúng nhu cầu vay vốn khách hàng, về luồng tiền vào ra của khách hàng để giám sát khoản vay một cách tốt nhất. Hơn nữa, việc thẩm định chính xác một khoản vay trước quyết định cho vay giúp ngân hàng chủ động trong quyết định để kết hợp hài hịa giữa mở rộng tín dụng và rủi ro ngân hàng gặp phải. Vì trong một số trường hợp đăc biệt, ngân hàng chấp nhận rủi ro để có quan hệ lâu dài với đối tượng khách hàng có tiềm năng phát triển. Chi nhánh cần cụ thể hóa hơn nữa các chỉ tiêu cần đánh giá khi thẩm định khách hàng và có hướng dẫn cụ thể về cơng tác thẩm định khách hàng đặc biệt là hướng dẫn phân tích tình hình tài chính của khách hàng.
Khi thẩm định cho vay, cần thực hiện thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, chất lượng TSBĐ và thẩm định dự án (đối với cho vay dự án).
Đối với HKD, DNVVN quy mơ hoạt động nhỏ, vốn ít, hệ thống theo dõi tình hình hoạt động SXKD thiếu bài bản, chủ yếu thanh toán tiền mặt,... trong khi đây là khách hàng mục tiêu ngân hàng hướng tới, vì vậy chi nhánh cần xây dựng hướng dẫn thẩm định riêng đối với nhóm khách hàng này so với việc thẩm định cho vay doanh nghiệp thường.
Hai là, nâng cao chất lượng nhận và thẩm định tài sản bảo đảm
TSBĐ là nguồn thu thứ hai cho ngân hàng khi nguồn thu một xảy ra rủi ro do đó, ngân hàng cần nâng cao hiệu quả của bảo đảm tín dụng đặc biệt là
81
cơng tác thẩm định, quản lý thu hồi TSBĐ. Khi thẩm định TSBĐ đúng giá trị theo thị trường, ngân hàng bám sát được biến động giá trị của TSBĐ sẽ giúp ngân hàng có thể thu hồi đủ giá trị khoản vay khi có rủi ro xảy. Bên cạnh đó, ngân hàng cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về việc thẩm định TSBĐ cũng như công tác quản lý TSBĐ.
Chi nhánh cần thành lập một bộ phận riêng thẩm định giá trị TSBĐ, việc chun mơn hóa này sẽ giúp chi nhánh nâng cao chất lượng thẩm định TSBĐ, đảm bảo thu hồi đủ giá trị khoản vay khi xử lý TSBĐ.
Chi nhánh cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong việc nhận thế chấp, quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu đặc biệt là khoản phải thu luân chuyển. Hiện nay, chi nhánh hầu như mới chỉ nhận khoản phải thu phát sinh từ một hợp đồng kinh tế nhất định, chưa có kinh nghiệm trong việc nhận thế chấp khoản phải thu luân chuyển. Chi nhánh cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp và quản lý TSBĐ này. Đối với khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng xây dựng, chi nhánh cần phải lập bảng theo dõi tiến độ cơng trình thi cơng, tiến độ thanh tốn, nghiệm thu để xác định giá trị khoản phải thu phù hợp với nghĩa vụ nợ còn lại của đối tác đối với khách hàng.