Lý luận chung về chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN lực của CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ bất ĐỘNG sản g5 (Trang 26 - 27)

1.2.1 Khái niệm

Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng trong phạm vi luận văn, có thể hiểu CLNNL là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái trí lực, thể lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của NNL. CLNNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL, được biểu hiện thông qua các tiêu chí: sức khoẻ, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và phẩm chất tâm lý xã hội. Đó là là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ, v.v... của NLĐ.

Nghiên cứu về CLNNL cũng có rất nhiều, nhưng chưa có được quan điểm thống nhất chỉ ra rằng việc đánh giá CLNNL cần những tiêu chí nào, để nâng cao CLNNL cần có những điều kiện gì.

Theo PGS.TS Phùng Rân, CLNNL được đánh giá qua hai tiêu chí: năng lực hoạt động của NNL và phẩm chất đạo đức của NNL đó. Năng lực hoạt động có được thông qua đào tạo, qua huấn luyện, qua thời gian làm việc được đánh giá bằng học hàm, học vị, cấp bậc công việc và kỹ năng giải quyết công việc. Năng lực này là kết quả giáo dục đào tạo của cả cộng đồng chứ không riêng một tổ chức nào (Phùng Rân 2008, tr.2). Theo quan điểm này, năng lực của NNL thuộc về chuyên môn của NNL. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực NNL dễ dàng hơn phẩm chất NNL.

Phẩm chất đạo đức NNL được biểu hiện qua thái độ, ý thức, phong cách làm việc, quan hệ LĐ, văn hóa DN, v.v... và được hiểu là tâm lực LĐ. Tiêu chí này mang tính "nhạy cảm", khó đo lường bởi chịu chi phối bởi tâm lý bên trong. Thực tế chưa có con số thống kê chính thống về CLNNL, cũng như về khía cạnh phẩm chất đạo đức NNL.

PGS.TS Mai Quốc Chánh nhận định "CLNNL được xem xét trên các mặt: trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất" (Mai Quốc Chánh 2000, tr.36). Tác giả đưa ra quan điểm "xem xét trên các mặt" chứ không coi đó là các tiêu chí bắt buộc. Bên cạnh đó còn nhiều mặt chưa được hoặc

không được xét đến. Như vậy có thể nhận thấy các hướng nghiên cứu về CLNNL còn chưa được thống nhất. Các tiêu chí đưa ra chủ yếu là một số tiêu chí định lượng như: trình độ, sức khỏe, năng lực, v.v... Thông qua các quan điểm trên, người viết nhận định:

Tóm lại, CLNNL trong DN được hiểu là một trạng thái của NNL trong DN, biểu hiện qua mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành đó là:

Thứ nhất, thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện của từng cá nhân cụ thể. Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực hoạt động của con người. Phải có thể lực con người mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội.

Thứ hai, trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học, trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi con người.

Thứ ba, đạo đức, phẩm chất là những đặc điểm quan trọng trong yếu tố xã hội của NNL bao gồm toàn bộ những tình cảm, tập quán phong cách, thói quen, quan niệm, truyền thống, các hình thái tư tưởng, đạo đức và nghệ thuật, v.v... gắn liền với truyền thống văn hóa.

Trong luận văn này, CLNNL là thuật ngữ thể hiện một tập hợp các đánh giá về thể lực, trí lực, tâm lực của NLĐ trong DN. Cụ thể, các tiêu chí thể hiện năng lực làm việc, kỹ năng thực hiện công việc phải có trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng được trau dồi, đào tạo. Đó chính là trí lực của NNL. Nhưng nếu có trí lực mà NNL không đủ sức khỏe, thể chất yếu thì tác động tiêu cực đến trí lực. Thái độ trong công việc chính là tâm lực của NNL. Đó là tinh thần làm việc, khả năng chịu áp lực công việc, trạng thái cảm xúc của NLĐ được biểu hiện thông qua hành vi. Thái độ trong công việc cũng là thể hiện tình trạng sức khỏe của NNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN lực của CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ bất ĐỘNG sản g5 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)