Những nghiên cứu liên quan đến bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 33 - 35)

“Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm Quốc tế về đầu tư công” Chính phủ (2013), cung cấp dữ liệu về thu nhập và tham khảo kinh nghiệm về quản lý ĐTC trên thế giới từ tài liệu của các đoàn khảo sát tại Hàn Quốc, Trung Quốc...

các Hội thảo quốc tế về ĐTC và các tài liệu liên quan khác. Theo nhận định của nhiều quốc gia, ĐTC là động lực chủ chốt cho tăng trưởng và phát triển. ĐTC tạo dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, từ đó hỗ trợ hoạt động tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực ĐTC cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này cũng có những đặc điểm riêng biệt [20]. Nguyễn Phương Thảo (2013) trong nghiên cứu “Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới”, khẳng định vai trò ĐTC đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng xã hội. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ĐTC ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy trong tất cả các khâu của quy trình đầu tư, từ khâu quản lý quy hoạch, tổ chức quản lý đầu tư và thẩm định, điều chỉnh dự án, ủy thác đầu tư, giám sát đầu tư đều được tổ chức có hệ thống. Với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực ĐTC cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này có những đặc điểm riêng biệt, song kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy xây dựng khung khổ pháp luật, chính sách quản lý vốn đầu tư đầy đủ, có hệ thống, có tầm bao quát rộng là giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTC [141].

Đi sâu nghiên cứu chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTC ở Hàn Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam có nhiều tác giả bàn luận. Đề tài khoa học “Tái cấu trúc đầu tư công trong khuôn khổ đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam” (đề tài khoa học nhánh thuộc đề tài khoa học trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020), Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương là cơ quan chủ trì, của Trần Kim Chung làm chủ nhiệm [25]; Đề tài khoa học “Chính sách quản lý đầu tư công ở Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam”

(đề tài khoa học cấp bộ năm 2016, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á là cơ quan chủ trì), của Võ Hải Thanh làm chủ nhiệm [3]. Bên cạnh đó có nhiều cuốn sách

nghiên cứu về ĐTC như “Đầu tư công - Thực trạng và Tái cơ cấu” của Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái (2011) (Viện Kinh tế Việt Nam) [5]; Cuốn sách

“Tái cơ cấu đầu tư công để phát triển bền vững” của Nguyễn Đức Kiên (2014) [40]; Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2011) có nghiên cứu “Đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công” [73], các nghiên cứu này đều phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTC ở Việt Nam, trong đó có cả những nghiên cứu rút ra bài học từ kinh nghiệm các nước thành công về ĐTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)