Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 55 - 63)

Đánh giá hiệu quả dự án ĐTC là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa chi phí và lợi ích của dự án đem lại cho nền kinh tế, sự phát triển của xã hội và công cuộc bảo vệ môi trường trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội.

án đầu tư nhằm xác định đóng góp của dự án vào mục tiêu phát triển cơ bản nền kinh tế, bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội. Để tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường mà dự án mang lại, cần so sánh giữa lợi ích mà nền kinh tế và toàn xã hội thu được với những chi phí xã hội bỏ ra hay đóng góp của xã hội khi thực hiện dự án. Những lợi ích xã hội thu được là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của nền kinh tế và toàn xã hội. Những sự đáp ứng này có thể mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ thực hiện chủ trương, chính sách nhà nước… Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai.

2.2.2.1. Tiêu chí định tính

Để đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án cụ thể, cần so sánh lợi ích và chi phí của dự án đó. Việc so sánh này đòi hỏi tất cả các dữ liệu liên quan trước tiên phải được sắp xếp thành một biên dạng ngân lưu tài chính hay kinh tế của dự án cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án. Trong thẩm định tài chính, biên dạng này là ngân lưu lợi ích tài chính ròng của dự án, còn trong thẩm định kinh tế biên dạng này là ngân lưu lợi ích kinh tế ròng do dự án đầu tư sinh ra. Dựa trên dòng ngân lưu này, người thẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án là:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV): là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại (ở năm cơ bản). Nếu NPV ≥ 0 thì đây là phương án đáng giá, khi so sánh 2 phương án thì phương án nào có NPV lớn hơn là phương án tốt hơn. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức sau:

NPV= (B0-C0) + (B1-C1)/(1+r)1 + (B2-C2)/(1+r)2 + .... + (Bn-Cn)/(1+r)n

C0, C1,..., Cn là chi phí phải bỏ ra qua các năm r là suất chiết khấu của dự án

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của các khoản chi với giá trị hiện tại của các khoản thu hay là lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dự án bằng không (thường được tính bằng phương pháp nội suy. Nếu phương án có IRR ≤ suất chiết khấu thì đây là phương án đáng giá, khi so sánh 2 phương án với nhau thì nên ưu tiên xem xét NPV trước khi xem xét IRR.

Tỷ số lợi ích - chi phí: tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra hiện tại cho bao nhiêu đồng lợi ích tại thời điểm hiện tại. Phương án có B/C ≥1 là phương án đáng ưu tiên lựa chọn, khi so sánh 2 phương án với nhau nên ưu tiên xem xét NPV trước khi xem xét B/C. Tỷ số này tính bằng công thức: B/C= (Tổng giá trị hiện tại của lợi ích)/ (Tổng giá trị hiện tại của chi phí)

Ở tầm vĩ mô, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư thường được sử dụng là: Chỉ tiêu quen thuộc thường dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư của một nền kinh tế là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra) do hai nhà kinh tế học là Roy Harrod và Evsay Domar đưa ra trong nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm xác định nhu cầu vốn đầu tư cần thiết cho một nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết muốn tăng thêm 1 đồng GDP cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới vào nền kinh tế. Hệ số ICOR càng thấp hiệu sử dụng vốn càng cao.

Chỉ tiêu này được tính bằng các công thức sau: ICOR = Vốn đầu tư mới/ ∆GDP

ICOR= (Tỷ lệ vốn đầu tư mới/GDP) / (Tốc độ tăng GDP)

- Tỷ lệ GDP/đầu tư: chỉ tiêu này có ý nghĩa gần giống với chỉ tiêu B/C được dùng khi phân tích hiệu quả đầu tư của dự án nêu ở phần trên. Chỉ tiêu này cho biết, với mỗi đồng đầu tư mới cho nền kinh tế có thể đạt được bao nhiêu đồng GDP. Vốn đầu tư mới cho nền kinh tế nhằm mục đích duy trì tài

sản hiện có và đầu tư thêm tài sản để tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức sau:

Tỷ lệ GDP/đầu tư = Tổng GDP / Tổng vốn đầu tư mới Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả ĐTC:

Do kết quả đạt được của ĐTC là lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, nên cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu tương tự như trên để đo lường hiệu quả của ĐTC, cụ thể là:

+ ICOR(vốn ngân sách) = Vốn đầu tư từ ngân sách mới/∆GDP. Chỉ tiêu này cho biết muốn tăng thêm 1 đồng GDP cần đầu tư thêm bao nhiêu đồng vốn ngân sách. Hệ số này càng nhỏ hiệu quả đầu tư càng cao.

+ Tỷ lệ GDP/đầu tư vốn ngân sách = Tổng GDP / Tổng vốn đầu tư ngân sách mới. Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng vốn ngân sách đầu tư mới cho nền kinh tế có thể thu được bao nhiêu đồng GDP. Hệ số này càng lớn tức là hiệu quả đầu tư càng cao.

2.2.2.2. Tiêu chí hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế phải đảm bảo khi một dự án đầu tư chứng minh được đem lại cho xã hội lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng được mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất định dự án mới xứng đáng hưởng ưu đãi mà nền kinh tế dành cho nó. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế của dự án ĐTC thể hiện qua:

- Hiệu quả kinh tế

Đặc điểm của ĐTC là đầu tư của Nhà nước nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng cho xã hội; không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và các dự án ĐTC thường không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, thường không đem lại hiệu quả tài chính trước mắt nhưng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội dài hạn. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của ĐTC, cần có hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu định

lượng cụ thể, phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể:

+ Mức độ đóng góp tăng trưởng và nâng cao mức sống của dân cư: thể hiện gián tiếp qua số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích lũy vốn, tốc độ phát triển.

+ Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Tiết kiệm và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần thiết nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tích dự án ĐTC. Để tính được chỉ tiêu này phải tính được tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được, sau đó trừ đi tổng phí tổn về ngoại tệ trong quá trình triển khai dự án.

+ Tăng thu ngân sách: Nguồn ngân sách sử dụng chủ yếu với mục đích đầu tư và phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp các ngành vì lợi ích chung toàn xã hội và cần thiết phải phát triển, do đó dự án đầu tư nào càng đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế và hình thức thu khác hiệu quả của nó càng lớn khi xét về lợi ích kinh tế - xã hội thu được. Để xem xét chỉ tiêu này, có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư.

Chỉ tiêu thứ nhất: Mức độ tác động ĐTC đến tăng trưởng kinh tế:

Lý thuyết mô hình tăng trưởng hai khu vực chỉ ra, tăng trưởng kinh tế là kết quả đóng góp tổng hợp của khu vực tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước (Turnovsky, 1997). Hàm sản xuất phụ thuộc cả vào vốn đầu tư tư nhân và vốn ĐTC. Mức độ đóng góp của ĐTC đến tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả ĐTC. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở ước lượng mức độ tác động của tỷ lệ ĐTC /GDP đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua các mô hình kinh tế lượng dựa trên các bộ số liệu dạng chuỗi, dạng bảng hoặc số liệu chéo. Khi ĐTC có tác động cùng chiều, tích cực đến tăng trưởng và thúc đẩy

đầu tư tư nhân có thể nhận định ban đầu ĐTC như vậy có hiệu quả về kinh tế (Barro, 1990).

Chỉ tiêu thứ hai: Mức độ tác động của ĐTC đến GDP bình quân đầu người

Thúc đẩy tăng thu nhập bình quân đầu người là một trong các mục tiêu của ĐTC xét cả dưới góc độ kinh tế và xã hội (trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ nghèo). Khi ĐTC có mối quan hệ và tác động đến gia tăng thu nhập bình quân đầu người có thể nói đến ĐTC hiệu quả khi xét dưới góc độ thực hiện mục tiêu này. Hiệu quả ĐTC được thể hiện rõ hơn bởi xu hướng của mức độ tác động. Khi mức độ tác động của ĐTC đến gia tăng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng lên có nghĩa là ĐTC ngày càng hiệu quả và ngược lại.

Chỉ tiêu thứ ba: Mức độ tác động đầu tư công đến đầu tư tư nhân

Đầu tư công một mặt, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời, tác động gián tiếp đến tăng trưởng thông qua thúc đẩy đầu tư tư nhân (bao gồm cả thu hút FDI). ĐTC được coi là “vốn mồi” nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Xét dưới góc độ này, khi đầu tư có mối quan hệ và tác động đến tăng cường thu hút, thúc đẩy đầu tư tư nhân có thể nói ĐTC có hiệu quả khi xét dưới góc độ thực hiện mục tiêu này. Hiệu quả ĐTC được thể hiện rõ nét hơn bởi xu hướng của mức độ tác động. Khi mức độ tác động của ĐTC đến gia tăng đầu tư khu vực tư nhân có xu hướng tăng lên nghĩa là ĐTC ngày càng hiệu quả. Ngược lại, nếu xu hướng này ngược chiều có nghĩa ĐTC đang lấn át đầu tư tư nhân, và được coi là không hiệu quả.

Để đánh giá hiệu quả của ĐTC đối với tăng trưởng ở một số khía cạnh khác như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác giả sử dụng hệ số co giãn theo ĐTC của cơ cấu. Việc sử dụng hệ số này để đánh giá hiệu quả ĐTC dựa trên giả định có mối quan hệ chặt giữa ĐTC và cơ cấu. Đây là giả thiết tương đối mạnh nên

kết quả tính toán chỉ phản ánh tương đối về hiệu quả ĐTC.

Ngoài ra, có thể xem xét đánh giá hiệu quả ĐTC thông qua chỉ tiêu như: tỷ lệ thất thoát, lãng phí vốn đầu tư; hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước; đóng góp của ĐTC đối với cán cân thanh toán quốc tế; đóng góp đầu tư với ổn định kinh tế vĩ mô (ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát); đóng góp của ĐTC đối phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Hiệu quả xã hội

Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Đây là chỉ tiêu quan trọng, giúp đánh giá đóng góp của dự án vào thực hiện mục tiêu phân phối và xác định tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét phần giá trị tăng thêm của dự án và các dự án liên quan được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau (như: người làm công ăn lương, người hưởng lợi nhuận, nhà nước…) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hôi trong giai đoạn nhất định hay không.

Ảnh hưởng lan tỏa: Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội mối liên hệ giữa các ngành nghề, các vùng miền trong nền kinh tế ngày càng được liên kết và gắn bó chặt chẽ. Vì vậy, lợi ích kinh tế xã hội của một dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn tạo ảnh hưởng lan truyền thúc đẩy phát triển của các ngành nghề khác. Tuy nhiên, ảnh hưởng dây chuyền này không chỉ đem lại những tác động tích cực mà trong một số trường hợp nó cũng có tác động tiêu cực. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả dự án cần tính đến cả hai yếu tố này.

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng: Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và xã hội rất rõ rệt. Đặc biệt đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương trên, tất

yếu kéo theo việc xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn ảnh hưởng đến dự án khác, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển địa phương.

Tác động đến lao động và việc làm: Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đều trong tình trạng yếu kém về kĩ thuật sản xuất và công nghệ nhưng dư thừa nhân công. Chính vì vậy chỉ tiêu này cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tác động dự án đầu tư. Chỉ tiêu này có thể xem xét dưới cả 2 góc độ là tuyệt đối và tương đối: chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư.

 Số lao động có việc làm: bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (nếu có). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do đòi hỏi của dự án đang được xem xét.

 Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư: được tính bằng số lao động có việc làm trực tiếp của dự án trên số vốn đầu tư trực tiếp của dự án. Cả 2 chỉ tiêu trên có giá trị càng cao dự án càng có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội.

Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập người lao động.

- Hiệu quả môi trường

Khía cạnh này thể hiện ở tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tăng cường bảo vệ và làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện và nâng cao điều kiện cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)