lần chi đầu tư; chi đầu tư dàn trải ở trong đó có những ngành, lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có thể thực hiện được và đảm bảo được hiệu quả tài chính… đã tác động tiêu cực, dẫn đến HQĐT công rất thấp trong thời gian vừa qua.
Chính phủ đã phải thường xuyên sử dụng công cụ trái phiếu kể cả tần suất lẫn quy mô để huy động vốn ĐTC là do phải tài trợ có mục tiêu cho quá nhiều chương trình mục tiêu. Việc sử dụng công cụ trái phiếu để huy động vốn tài trợ cho ĐTC cũng có mặt trái của nó. Trước hết, đó là sức ép đối với NSNN phải thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đến kỳ thanh toán. Với việc phải gánh thêm chi phí lãi vay đối với dự án ĐTC sẽ làm giảm hiệu quả của ĐTC, ít nhất là về khía cạnh tài chính. Đồng thời, do lãi suất trái phiếu thường cao nên sẽ có tác động đến thị trường lãi suất, lãi suất thị trường sẽ khó giảm và sẽ dẫn đến hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân. Ngoài ra, thực tế trái phiếu Chính phủ phát hành hiện nay chủ yếu là do các tổ chức tín dụng nắm giữ nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là vấn đề lạm phát.
Để phát huy ưu điểm và hạn chế những tác động tiêu cực của trái phiếu Chính phủ, nâng cao HQĐT công thì cần phải kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn này. Từ việc xác định quy mô huy động cho đến danh mục các chương trình, dự án ĐTC theo thứ tự ưu tiên được sử dụng nguồn vốn này. Rõ ràng nếu như phát hành lượng trái phiếu nhiều hơn so với nhu cầu vốn ĐTC thực tế sẽ dẫn đến sự lãng phí “kép” vốn ĐTC do vừa dư thừa vốn vừa phải chịu lãi suất. Và do vấn đề chi phí vốn nên việc lựa chọn các chương trình, dự án ĐTC được sử dụng nguồn vốn này phải là các chương trình, dự án quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài, có tính lan tỏa, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội. Đó là các dự án về phát triển CSHT, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Kiên quyết không sử dụng vốn trái phiếu cho các dự án có mục đích kinh doanh thuần túy, nhất là cho các doanh nghiệp nhà nước.
góp phần nâng cao hiệu quả ĐTC một cách tổng thể, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
- Thứ nhất, điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách trung ương - ngân sách địa phưng theo hướng tập trung nguồn lực tài chính nhiều hơn cho ngân sách trung ương để có điều kiện tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng có tính kết nối liên vùng; hỗ trợ sản xuất và cải thiện môi trường đầu tư; đảm bảo an sinh xã hội; an ninh quốc phòng; thực hiện các chương trình mục tiêu… và tuân thủ nguyên tắc bố trí, hỗ trợ vốn ĐTC đã được qui định tại Luật ĐTC.
- Thứ hai, điều chỉnh phân cấp NSNN giữa trung ương - địa phương theo hướng xác định rõ những lĩnh vực nào thì do ngân sách trung ương đảm nhiệm đầu tư, những lĩnh vực nào thì do ngân sách địa phương thực hiện và những lĩnh vực nào thì do trung ương - địa phương cùng làm. Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm, có tính lan tỏa liên vùng theo đúng tiêu chí qui định.
- Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ nợ công, đảm bảo nợ công luôn nằm trong phạm vi giới hạn cho phép; tăng cường giám sát, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ vay nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng nỗ lực cố gắng tăng tỷ trọng nợ trung và dài hạn với lãi suất thấp; kiên quyết không vay nợ để đảm bảo chi thường xuyên; hạn chế tối đa việc đi vay để cho vay lại hoặc bảo lãnh Chính phủ để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh thuần túy của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
- Thứ tư, cùng với cơ cấu lại chi NSNN, về dài hạn cần phải điều chỉnh giảm tỷ lệ động viên vào NSNN (còn khoảng từ 20-21% GDP vào năm 2020) thông qua các công cụ thuế nhằm tạo điều kiện khu vực kinh tế tư nhân tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và có cơ hội tham gia vào dự án ĐTC. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài sản nhà nước… để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Thứ năm, cần xây dựng bộ tiêu thức phù hợp và chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông qua các dự án ĐTC được tài trợ từ NSNN theo lĩnh vực và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích quốc gia và địa phương, ngành, ngắn hạn và dài hạn; có phân biệt hai loại mục tiêu và hai loại tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐTC - đầu tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận. Đồng thời, phải xây dựng được các tiêu chí xác định các ưu tiên ngân sách cũng như xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả chi NSNN cho các dự án đầu tư.
- Thứ sáu, việc xác định danh mục các dự án đầu tư gắn liền với lĩnh vực cần đầu tư như hạ tầng giáo dục, y tế, giao thông, năng lượng, nông nghiệp, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh,… phải thực hiện đồng thời với việc xây dựng một cơ chế tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư thuộc các nguồn vốn khác nhau trong xã hội theo kế hoạch.