Đặc điểm của đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 45 - 47)

- Đầu tư công luôn gắn với chủ thể Nhà nước

Đầu tư công thể hiện vai trò của Nhà nước. Theo Brakman và Van Marrewijk (1998), ĐTC được tài trợ từ nguồn tích lũy của khu vực kinh tế nhà nước và vay nợ của Chính phủ. Ở góc độ tài chính công, ĐTC là các khoản chi tiêu công của Chính phủ. Nhà nước quyết định sử dụng nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội, từ lập, thẩm định, phê duyệt, bố trí nguồn vốn thực hiện và trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo đầu tư công khai, minh bạch, hiệu quả, đạt được các mục tiêu đầu tư. Luật Đầu tư công của Việt Nam năm 2019 (Số: 39/2019/QH14) quy định: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này. Bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công” [62].

Ngoài ra, ĐTC có mối quan hệ khá chặt chẽ với nợ công. Một trong các nguồn vốn dành cho ĐTC là nguồn vay từ nước ngoài như ODA, ĐTC kém hiệu quả làm tăng gánh nặng nợ công và khi nợ công vượt ngưỡng an toàn có tác động tiêu cực đến mọi hành vi đầu tư, trong đó có ĐTC, và gây bất ổn kinh tế vĩ mô, thậm chí dẫn đến khủng hoảng nợ công khi Chính phủ không có khả năng thanh toán nợ. [38]

không vì mục tiêu lợi nhuận

Xuất phát từ vai trò của Nhà nước là đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội (tạo mới, nâng cấp, củng cố năng lực phục vụ của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế; đảm bảo tự an ninh, quốc phòng; phát triển sự nghiệp phúc lợi công cộng của xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường) và thất bại của thị trường trong cung cấp hàng hóa công cộng; ĐTC thực hiện phục vụ các mục tiêu công cộng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội và không vì mục tiêu lợi nhuận (Aschauer, 1989). Hàng hóa công là hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng.

Vai trò của Nhà nước là đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội, như đảm bảo an ninh, quốc phòng, kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường… và thất bại của thị trường trong cung cấp hàng hóa công cộng, ĐTC được thực hiện để phục vụ các mục tiêu công cộng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội và không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, thách thức, trở ngại lớn nhất đối với ĐTC không vì mục tiêu lợi nhuận là phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và tối đa hóa phúc lợi xã hội.

- Đầu tư công được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật chặt chẽ

Ở góc độ sở hữu, vốn ĐTC thuộc sở hữu Nhà nước. ĐTC luôn gắn với chi tiêu công và chủ thể Nhà nước. Trong khi đó, Nhà nước là một khái niệm khá khái quát, mang tính đại diện chứ không phải là một chủ đầu tư thực sự. Hơn nữa, mục tiêu của ĐTC là không vì lợi nhuận. Do đó, để đảm bảo ĐTC đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả phải được tổ chức thực hiện trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và có sự tham gia, giám sát của cộng đồng, phản biện xã hội [59]. Theo đó, ĐTC phải được thực hiện theo các chương trình, dự án phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch được duyệt. Việc thực hiện ĐTC phải đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả; công khai, minh bạch và thống nhất quản lý

nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)