Quan niệm về hiệu quả đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 50 - 55)

2.2.1.1. Hiệu quả đầu tư

Hiệu quả là phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiệu quả là quan hệ nhân quả của một hoạt động hoặc một quá trình trong không gian và thời gian xác định. Theo cách tiếp cận hệ thống,

hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình với điều kiện xác định. Mối tương quan đó có thể được đo lường theo đơn vị vật lý gọi là hiệu quả kỹ thuật, theo đơn vị tiền tệ gọi là hiệu quả kinh tế, theo đơn vị giá trị xã hội gọi là hiệu quả xã hội.

Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kì nhất định [60]. Để đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu có thể phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây:

- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kĩ thuật...

- Theo phạm vi tác động của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi quản lý tài chính. Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.

- Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.

Từ đó, có thể khái quát hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế là mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà nền kinh tế - xã hội thu được so với các chi phí trực tiếp và gián tiếp nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra trong quá trình thực hiện. Hay hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các chi phí bỏ ra để đầu tư trong hoạt động kinh tế - xã hội để có được các kết quả trong một thời kỳ nhất định.

2.2.1.2. Hiệu quả đầu tư công

Hiệu quả ĐTC trước hết là hiệu quả đầu tư phát triển, tức là quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kì nhất định. Tuy nhiên, mục tiêu của ĐTC không đơn thuần là mang lại hiệu quả tài chính như đầu tư tư nhân và ĐTC có tính chất “lan tỏa” nên khó có thể tính toán được đầy đủ, chính xác kết quả của hoạt động đầu tư để có cơ sở đánh giá chính xác, toàn diện hiệu quả trên thực tiễn bằng một chỉ tiêu tổng hợp. Hay nói cách khác, không thể biểu diễn hiệu quả ĐTC bằng tỷ số giữa Kết quả/Chi phí. Do đó, hiệu quả ĐTC cần phải được xem xét, đánh giá theo từng khía cạnh, mục tiêu cụ thể của hoạt động đầu tư thông qua hệ thống chỉ tiêu phù hợp cũng như đánh giá tổng thể, bao quát.

Hiệu quả ĐTC là khoản lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí bỏ ra (chi phí trên một đơn vị sản phẩm được tạo ra). Điều này gây ra sự nhầm lẫn giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, nó chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi, không bao hàm yếu tố thời gian… và chưa đủ cơ sở để kết luận một dự án thực sự có hiệu quả hay không [71]. Hiệu quả ĐTC được xem xét nhiều phương diện: hiệu quả tài chính, kinh tế, xã hội, môi trường… Dựa trên phương diện này, có những mặt có thể đo lường được bằng số lượng cụ thể, nhưng cũng có những mặt không thể đo lường được [87].

Các lợi ích ở đây bao gồm lợi ích mà nhà đầu tư, người lao động, địa phương nền kinh tế được hưởng. Những lợi ích này có thể được xem xét về định tính như sự đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chống ô nhiễm môi trường, môi sinh... hoặc đo lường bằng các tính toán định tính như tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách, mức tăng năng suất lao động xã hội, mức tăng thu ngoại tệ, mức gia tăng số người có việc làm...

tư, của địa phương, ngành và đất nước là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động, môi trường, môi sinh mà xã hội phải bỏ ra trong quá trình đầu tư dự án.

Trong lĩnh vực ĐTC, hiệu quả đánh giá trên các góc nhìn: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường:

- Hiệu quả kinh tế được lượng hóa ở tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành, chất lượng tăng trưởng, chỉ số hiệu quả đầu tư ICOR.

- Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu xã hội nhất định: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường...

- Hiệu quả môi trường gắn liền với việc phát triển nền kinh tế bền vững.

Hiệu quả đầu tư công có những đặc điểm sau:

Hiệu quả kinh tế - xã hội được coi trọng hơn hiệu quả tài chính, bởi vì chương trình đầu tư của Nhà nước là một công cụ vĩ mô của Chính phủ. Nếu hiệu quả tài chính ưu tiên hơn, dự án đó nên đưa vào khu vực tư nhân. Khi đó, chủ đầu tư tư nhân có thể đánh giá, chịu trách nhiệm và đảm bảo tốt hơn về hiệu quả tài chính.

Nhiều dự án không thể tính hiệu quả trực tiếp. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như chỉ tiêu lợi nhuận, thời hạn thu hồi vốn đầu tư dự án, hệ số hoàn vốn nội bộ, điểm hòa vốn... để phân tích kinh tế hầu như không thực hiện được. Hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư loại này nằm trong hiệu quả chung về kinh tế quốc phòng, xã hội.

nhưng bên cạnh các yếu tố kinh tế, dự án lại chịu tác động của nhiều yếu tố mang tính chủ quan mệnh lệnh như dự án đầu tư trong quân đội hay dự án trọng điểm quốc gia mang yếu tố phi kinh tế không thể lượng hóa được.

ĐTC có thể mang lại các tác động tích cực và tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Khi ĐTC đem lại tác động ròng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế cần phải điều chỉnh ĐTC. Về lý thuyết, tác động ĐTC đến tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế chỉ rõ, ít nhất qua các kênh tác động bao gồm: (1) Bổ sung đầu tư tư nhân, (2) Kích thích hay lấn át đầu tư tư nhân, (3) Thúc đẩy hội nhập và mở rộng thị trường, (4) Gia tăng tổng cầu, (5) Gia tăng tiết kiệm quốc gia, (6) Tác động khác như tới việc làm và tỷ giá.

Đầu tư công với bản chất là chi tiêu chính phủ thể hiện vai trò nhà nước đối với nền kinh tế. Đánh giá tác động của luồng đầu tư là nhiệm vụ phức tạp, do mục tiêu của ĐTC mang lại thường mang tính đa chiều, cả kinh tế và xã hội, cũng như có nhiều kênh tác động khác nhau và tách bạch rõ ràng.

Mặt khác, hiệu quả ĐTC phải được nhìn nhận trên chức năng của nhà nước đối với kinh tế xã hội. Các mô hình lý thuyết cổ điển thường nhìn nhận nhà nước với vai trò điều phối, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường phát triển. Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả quốc phòng. Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế. Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: tăng sức

ép lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập. ĐTC được coi là hiệu quả thấp nếu lựa chọn dự án không tốt, chậm trễ trong giai đoạn thiết kế và hoàn thành dự án, tham nhũng trong quá trình đấu thầu, chi phí gia tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu, dự án không hoàn thành hay dự án không được vận hành, bảo dưỡng các tài sản được hình thành sau quá trình đầu tư hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả ĐTC là một nội dung quan trọng nhất trong hoạt động quản lý ĐTC, nhất là khi nguồn lực của nhà nước dành cho hoạt động ĐTC ngày càng hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư gia tăng. Kết quả ĐTC càng lớn, chi phí cho ĐTC càng nhỏ thì hiệu quả ĐTC càng cao. Nâng cao hiệu quả trong đầu tư nói chung là vấn đề tương đối khó khăn trong điều kiện đầu tư hiện nay, lại càng khó khăn khi thực hiện các công trình, dự án ĐTC. Các công trình, dự án ĐTC phần lớn là các dự án phục vụ mục tiêu cộng đồng, phục vụ cho các mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, việc xác định kết quả và hiệu quả dự án rất khó lượng hoá. Cùng với nó, chủ thể sở hữu công trình, dự án đầu tư lại là các “chủ thể đại diện”, không trực tiếp bỏ vốn để thực hiện ĐTC song họ quản lý sử dụng vốn để thực hiện các dự án, chương trình ĐTC. Điều này cho thấy việc nâng cao hiệu quả ĐTC không hề dễ thực hiện, là thách thức đối với tất cả các quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)