Tăng cường quản lý đầu tư công 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 148 - 151)

Tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng là một trong nguyên nhân căn bản khiến cho hiệu quả ĐTC thấp và thấp hơn nhiều so với khu vực kinh tế tư nhân. Do đó, trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng này cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, hạn chế tối đa việc điều chỉnh quy mô, tăng tổng mức đầu tư, chỉ phê duyệt dự án nếu cân đối được nguồn vốn đề bố trí. Nâng cao chất lượng hồ sơ dự án ĐTC và tính độc lập của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định, đánh giá dự án ĐTC. Chú trọng áp dụng phương pháp phân tích Chi phí - Lợi ích (CBA) đối với tất cả các dự án ĐTC, nhất là trong bối cảnh NSNN ngày càng hạn hẹp. Thực tế, thời gian qua, CBA vẫn chưa được áp dụng mang tính bắt buộc vì chưa có quy định pháp lý rõ ràng và chưa được thực hiện một cách đầy đủ do thường tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi các tổ chức, chuyên gia tư vấn phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nhất định. Việc áp dụng

CBA đối với dự án ODA hoặc vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế phụ thuộc vào quy định của nhà tài trợ.

- Thứ hai, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, cấp bách, có khả năng hoàn thành sớm, kiên quyết không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện, thủ tục đầu tư.

Hạn chế tối đa việc ứng trước kế hoạch của ngân sách. Mặc dù trong một số trường hợp việc ứng trước kế hoạch ngân sách nhằm đảm bảo vốn kịp thời theo tiến độ cho một số dự án, công trình ĐTC cấp bách. Tuy nhiên, việc thiếu nghiêm túc trong bố trí kế hoạch hoàn trả vốn ứng dẫn đến số tồn dư ứng lớn, làm méo mó các cân đối, thống kê tài chính ngân sách.

- Thứ ba, thực hiện đấu thầu, mua sắm công cạnh tranh, minh bạch và có cơ chế tạo điều kiện cho sự tham gia, giám sát của những bên có lợi ích liên quan. Trong công tác lựa chọn nhà thầu cần phải hạn chế tối đa việc thực hiện theo hình thức chỉ định đầu hoặc đấu thầu hạn chế thông qua việc ban hành cụ thể các trường hợp, điều kiện áp dụng minh bạch, rõ ràng, không có quy định ngoại lệ, tránh việc vận dụng tùy tiện; loại bỏ những nhà thầu quá tải không đủ năng lực thực thi, năng lực tài chính kém, không đáp ứng yêu cầu về mặt tiến độ, dự án kéo dài, hiệu quả kinh tế thấp, gây bức xúc xã hội ở địa phương. Đồng thời, tích cực triển khai sớm những giải pháp mang tính kỹ thuật như thực hiện đấu thầu qua mạng đã được quy định tại Luật Đấu thầu để tăng tính công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tạo cạnh tranh bình đẳng. Nhà thầu có thể vào trang mạng để tự đăng thông tin và tự chịu trách nhiệm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, mở rộng không gian, thời gian và đối tượng. Chỉ cần nhà thầu có chữ ký số thì sẽ mua được hồ sơ mời thầu, trước khi thời điểm đấu thầu thì gửi hồ sơ qua mạng, trước khi mở thầu cũng không phải đến tiếp cận với bên mời thầu. Sau các thủ tục đăng ký, buổi mở thầu diễn ra rất nhanh, máy ghi lại tất cả số liệu của nhà thầu, các giao dịch trên mạng. Như vậy, hình thức đấu thầu này vừa phòng chống được tham nhũng vừa tiết kiệm được rất nhiề

- Thứ tư, theo dõi, giám sát, đánh giá chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân, bố trí nguồn vốn, những trục trặc phát sinh để có biện pháp khắc phục sớm.

Thiết lập hệ thống đánh giá, giám sát các chương trình, dự án ĐTC trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội – môi trường. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả, chất lượng của dự án. Chấm dứt tình trạng giao cho người không đủ năng lực và chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự án. Kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý nghiêm minh những sai phạm trong sử dụng NSNN cho ĐTC. Kiên quyết dừng những dự án không hiệu quả, không bố trí vốn những dự án không đủ thủ tục đầu tư, không phê duyệt dự án nếu không xác định được nguồn vốn thực hiện cho đầu tư mới...

- Thứ năm, khắc phục ngay tình trạng nghiệm thu, quyết toán một số dự án sai quy định, sai khối lượng, đơn giá. Đối với công trình, dự án hoàn thành thì cần phải khẩn trương đưa vào vận hành, khai thác và bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện duy tu, bảo dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản hình thành sau đầu tư.

- Thứ sáu, siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án. Thắt chặt khả năng điều chỉnh tiến độ, dự toán và phương án tài chính để buộc chủ đầu tư phải tính toán căn cơ ngay từ trước khi thực hiện dự án. Những dự án đề nghị điều chỉnh cần có luận chứng chi tiết. Những luận chứng này sau đó phải được cơ quan có thẩm quyền đánh giá và chấp thuận. Đồng thời, quy rõ trách nhiệm đối với những tổ chức và cá nhân là nguyên nhân của việc phải điều chỉnh dự án.

- Thứ bẩy, Luật ĐTC xác định việc quản lý vận hành dự án như một khâu trong quy trình quản lý ĐTC và đã có quy định về lập, thẩm định, phê duyệt chi phí vận hành dự án nhằm tăng cường trách nhiệm của đơn vị triển khai dự án cũng như hạn chế khả năng thất thoát và/hoặc giảm giá trị tài sản nhà nước trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, Chính phủ cần phải quy định cụ thể đơn vị thực hiện dự án có trách nhiệm bảo hành trong một thời gian nhất định. Gắn

khả năng được phép thực hiện các dự án trong tương lai với chất lượng và hiệu quả thực hiện các dự án trong quá khứ. Thực hiện đăng ký, theo dõi và hạch toán đầy đủ những thay đổi về giá trị của tài sản công trong suốt quá trình vận hành. Theo dõi chất lượng và hiệu quả cung ứng dịch vụ của dự án ĐTC. Ngoài ra, phải có dự toán đầy đủ chi phí thường xuyên cho hoạt động vận hành cũng như bảo trì, bảo dưỡng dự án khi đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)