Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam trong thờigian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 116 - 122)

4.1.2.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế đầu tư công

- Hiệu quả đầu tư công xét dưới góc độ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng gia tăng vốn đầu tư, trong đó ĐTC luôn chiếm tỷ trọng cao. Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% so với năm 2018. Năm 2018 kết thúc với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7,05% so với năm 2017, mức tăng này cao hơn mục tiêu đặt ra là 6,5% - 6,8%. Xét chung cả giai đoạn 2006 - 2019 thì năm 2007 có mức tăng cao nhất và thấp nhất là vào năm 2009. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO nên có điều kiện, cơ hội tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ; còn năm 2009 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất có nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008.

Bảng 4.4. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế

Đơn vị: %

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ trọng vốn đầu tư công /tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%) 49,1 49,4 55,5 58,7 59,1 59,8 57,3 52,9 48,1 47,1 45,7 37,2 Tốc độ vốn đầu tư công (%) 40,9 24,9 21,4 18,3 16,1 14,1 12,5 10,4 10,6 15,5 14,4 7,0 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 9,30 8,20 5,80 4,80 6,80 6,90 7,10 7,30 7,80 8,40 8,20 8,50 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ trọng vốn đầu tư công /tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%) 33,9 40,6 38,1 36,9 40,2 40,4 39,9 38,0 37,6 35,7 33,3 31,1 Tốc độ vốn đầu tư công (%) 5,6 37,6 9,9 8,0 19,0 8,7 10,2 6,7 7,2 6,7 3,9 2,6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 6,23 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 7,08 7,02

Hình 4.2. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê

Số liệu cho thấy, trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2001, mặc dù tỷ trọng ĐTC trong cơ cấu tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng mạnh (từ 49,1% vào năm 1996 lên 59,8% vào năm 2001 nhưng tốc độ tăng của vốn ĐTC lại có xu hướng giảm mạnh (từ 40,9% vào năm 1996 giảm xuống còn 14,1% vào năm 2001) và đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này chậm lại, giảm mạnh từ 9,3% vào năm 1996 xuống còn 6,9% vào năm 2001. Điều này đồng nghĩa với việc tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm và dường như là không hiệu quả khi mà tỷ trọng ĐTC trong tổng đầu tư toàn xã hội tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại giảm xuống. Tất nhiên, cũng cần xét bối cảnh cụ thể của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế thời kỳ này.

Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007, khi tỷ trọng ĐTC trong tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm mạnh từ 57,3% vào năm 2002 xuống còn 37,2% vào năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tăng từ 7,1% của năm 2002 lên 8,5% vào năm 2007. Theo đó, nếu chỉ xét mối quan hệ giữa ĐTC và tăng

49.149.9 55.558.759.159.857.3 52.9 48.147.145.7 37.2 33.940.638.136.940.240.439.9 38 37.635.733.3 31.1 40.9 24.9 21.4 18.316.1 14.112.510.410.615.514.4 7 5.6 37.6 9.9 8 19 8.7 10.2 6.7 7.2 6.7 3.9 2.6 9.3 8.2 5.8 4.8 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 6.235.32 8 5.895.035.425.986.686.216.817.087.02 0 10 20 30 40 50 60 70 tỷ le ệ% Năm

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Tỷ trọng đầu tư công/tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%) Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công (%)

trưởng kinh tế giai đoạn này có thể nói ĐTC là tương đối hiệu quả. Nhưng cũng cần phải nói đây cũng là giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 đã đi qua, nền kinh tế trên đà phục hồi mạnh mẽ, khu vực kinh tế tư nhân bùng nổ góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Ở khía cạnh mối quan hệ giữa ĐTC và đầu tư tư nhân có thể thấy vốn ĐTC thể hiện được vai trò tích cực, là vốn mồi thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019, tình hình kinh tế thế giới phức tạp, rơi vào khủng hoảng trên quy mô toàn cầu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt, nhất là chính sách tài khóa, có thời điểm Chính phủ phải kích cầu đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (năm 2009) nhưng cũng ngay sau đó phải tiến hành rà soát, điều chỉnh, cắt giảm, kiểm soát chặt chẽ ĐTC để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (từ năm 2011 đến năm 2019). Nên trong giai đoạn này, ĐTC không thể hiện rõ nét vai trò, tác động đối với tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò và hiệu quả nhất định của ĐTC đối với duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá trong thời gian qua.

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công (ICOR)

Hệ số sử dụng vốn (ICOR) phản ảnh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của GDP. Trên thực tế, việc gia tăng GDP có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng GDP. Hệ số ICOR thường được tính cho một giai đoạn vì đồng vốn thường có độ trễ, sau một giai đoạn mới phát huy tác dụng. Hầu hết các chuyên gia kinh tế có chung nhận định, hiệu quả ĐTC của Việt Nam thấp và được thể hiện bởi hệ số sử dụng vốn (ICOR) cao.

Bảng 4.5. Hệ số ICOR theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2019 Năm ICOR chung của

nền kinh tế ICOR khu vực kinh tế nhà nước ICOR khu vực kinh tế tư nhân

Theo giá so sách 1994 2005 4,84 6,81 5,14 2006 5,05 8,24 4,93 2007 5,50 8,15 4,01 2008 6,58 9,08 4,09 2009 8,03 12,37 5,71 2010 6,18 10,24 5,07 Theo giá so sánh 2010 2011 5,13 8,92 4,71 2012 6,71 7,60 6,29 2013 5,68 9,12 5,65 2014 5,61 9,80 5,02 2015 3,5 8,7 4,9 2016 5,3 7,8 4,8 2017 4,9 7,4 4,7 2018 4,7 7,3 4,8 2019 4,6 7,1 4,4

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005 - 2019

Như vậy, dù có tính toán theo giá so sánh năm 1994 cho giai đoạn 2005 - 2010 và theo giá so sánh năm 2010 cho giai đoạn 2011 - 2014 ICOR chung của Việt Nam đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Xét theo khu vực kinh tế cho thấy ICOR khu vực kinh tế nhà nước tăng mạnh qua các năm và cao gấp 1,5 đến 2 lần so với ICOR của khu vực tư nhân (bao gồm khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Trong khi đó, ICOR của khu vực tư nhân mặc dù vẫn ở mức cao từ 4-5 nhưng tương đối ổn định trong 10 năm qua và có xu hướng giảm nhẹ. Khi ở trình độ phát triển thấp tương đương với Việt Nam, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chỉ dao động trong khoảng 1-2 vào những năm 1950 - 1975. Thậm chí trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, ICOR ở các nước cũng thấp hơn con số 5 (Đài Loan là 2,7 trong giai đoạn 1981-1990, Hàn Quốc khoảng 3,2 trong giai đoạn 1981 - 1990,

Nhật khoảng 3,2 trong giai đoạn 1961 - 1970, Trung Quốc chỉ là 4,1 trong giai đoạn 1991 - 2003).

- Hiệu quả đầu tư công dưới góc độ thúc đẩy đầu tư tư nhân

Đầu tư công không chỉ trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò là “vốn mồi” để thu hút, thúc đẩy đầu tư của các khu vực kinh tế khác. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất để xem xét hiệu quả ĐTC dưới góc độ thúc đẩy đầu tư tư nhân, kết quả thống kê mô tả biến như sau:

Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N PUI PRI 209301.95029 182452.89514 153804.070997 165746.421808 21 21

Nguồn: tác giả tính toán

Sau khi tính toán thống kê mô tả với 21 quan sát tác giả thu thập được, tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp và các khuyết tật của mô hình nghiên cứu.

Tiếp theo, tác giả thực hiện hồi quy xem xét mối quan hệ giữa ĐTC và đầu tư tư nhân, cụ thể như sau:

Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standerdized Coefficients T Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -41296.156 8038.430 -5.137 .000 PUI 1.069 .031 .992 34.253 .000

a. Dependent Variable; PRI

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Kết quả tính toán cho thấy sự phù hợp trong mối quan hệ của ĐTC và đầu tư tư nhân, ĐTC như là vốn “mồi nhử” giúp thu hút đầu tư tư nhân, khi ĐTC tăng 1 đơn vị thì đầu tư tư nhân tăng 1,069 đơn vị.

- Hiệu quả đầu tư công xét dưới góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

phát triển (TỐT); nhỏ hơn 1 là không tốt. ĐTC, với vai trò là nguồn vốn định hướng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích những ngành, lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế nhưng khu vực tư nhân không muốn tham gia hoặc không thể đảm nhiệm được. ĐTC thường tập trung vào những ngành tạo sức lan tỏa lớn cho nền kinh tế như xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc những ngành mà tư nhân không thể tham gia như liên quan đến an ninh quốc phòng. Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư cho ngành đó nhiều hay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả không đều ảnh hưởng đến chính ngành đó thông qua việc gia tăng cơ sở vật chất cho ngành, lan tỏa ra các ngành có liên quan trong nền kinh tế và cuối cùng là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 116 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)