So sánh hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 95 - 101)

2012 thực hiện nới lỏng chính sách 4 lần bằng cách mở rộng chương trình mua tài sản trị giá khoảng 91 nghìn tỷ yên, các biện pháp này đạt được hiệu quả trong thúc đẩy nền kinh tế không phải vật lộn với suy thoái, đảo ngược giảm phát và làm suy yếu đồng yên. Ngày 20/12, BOJ tuyên bố quyết định tăng quy mô chương trình mua tài sản thêm 10 nghìn tỷ yên (119 tỷ USD) lên 101 nghìn tỷ yên nhằm kích thích kinh tế. Theo chương trình này, mỗi năm, BOJ cho vay 15 nghìn tỷ yên với lãi suất được giữ nguyên, từ 0% -1%. Đây là đợt tăng kích thích thứ 3 của BOJ trong vòng 4 tháng cuối năm 2012 và ngay sau khi đảng của cựu thủ tướng Shinzo Abe giành chiến thắng bầu cử Hạ viện. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết quy mô tăng kích thích kinh tế mới nhất là không đủ để tạo tác động lớn đến nền kinh tế.

3.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Hàn Quốc, Nhật Bản

3.4.1. So sánh hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Bản

Đầu tư công có hiệu quả và hiệu lực là vấn đề hệ trọng của mọi quốc gia. Kinh nghiệm quốc tế về ĐTC phong phú. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả

ĐTC của Việt Nam một trong những công việc cần thiết phải làm là nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước ĐTC hiệu quả và vận dụng vào quá trình đưa ra chính sách, pháp luật, cơ chế vận hành, quản lý hoạt động ĐTC nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho từng ngành, lĩnh vực, từng dự án cụ thể.

Sau đây là những so sánh kinh nghiệm của các nước về ĐTC:

Bảng 3.3. Tóm tắt một số đặc điểm về quản lý đầu tư công của các nước Hệ thống quản lý

đầu tư công tiên tiến

Quốc gia phụ thuộc viện trợ

nước ngoài

Quốc gia phụ thuộc tài nguyên tự

nhiên Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sáng lọc bước đầu Cơ chế hướng dẫn và sàng lọc ĐTC chi tiết, mạch lạc và có thẩm quyền. Chiến lược ngành gắn kết với ngân sách trung hạn.

Chiến lược đầu tư thường chú trọng vào nhà tài trợ và xây dựng ở mức quá chung chung, vì vậy thiếu cơ sở sàng lọc sơ bộ.

Chiến lược đầu tư của chính phủ không hoàn toàn được tuân thủ do quyền lực về tài chính từ công ty khai thác tài nguyên. Thiếu minh bạch.

Thẩm định dự án chính

thức

Được dựa trên một bản hướng dẫn toàn diện quy trình chuẩn mực thẩm định, hỗ trợ tối đa công cụ thẩm định và qua nhiều bước phê chuẩn thẩm định.

Phụ thuộc vào nhà tài trợ. Chính phủ thiếu năng lực hướng dẫn, thẩm định cần thiết (cho cả dự án tự chi trả). Không chuyển giao được năng lực thẩm định.

Thiếu khả năng tiến hành thẩm định dự án. Động cơ thẩm định bị giảm xuống, dự án mang tính chính trị khi ĐTC tăng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên.

Đánh giá độc lập với thẩm Thực hiện bởi một cơ quan độc lập, là Phụ thuộc vào nhà tài trợ. Chính phủ Thiếu khả năng và nhu cầu thẩm định độc lập.

định dự án nhân tố có tính then chốt. thiếu năng lực thẩm định cần thiết. Lựa chọn và lập ngân sách dự án Dự án phải cơ sở thẩm định độc lập trước khi được chọn. Thẩm quyền ngân sách đa niên (trung và dài hạn) hỗ trợ cho việc thực hiện dự án.

Không gắn kết giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Một phần lớn viện trợ nằm ngoài ngân sách. Gắn kết giữa dự án ĐTC với hệ thống ngân sách và chính sách tài khóa lỏng lẻo. Đồng ý tài trợ dự án đồng nghĩa với dự án được đưa vào ngân sách. Thiếu gắn kết ngân sách chi thường xuyên vào dự án. Minh bạch kém. Thường thiếu gắn kết với chiến lược đầu tư quốc gia.

Triển khai dự

án

Quản lý chặt chẽ tổng chi phí thông qua phân chia trách nhiệm rõ ràng, hệ thống kế toán vững chắc và báo cáo tiến độ. Hệ thống đấu thầu chặt chẽ, có chia sẻ rủi ro giữa chính phủ và nhà thầu.

Thiếu tài chính bổ sung thực hiện nếu tài trợ không ổn định. Quản lý kém nên nhà tài trợ thành lập luôn cơ quan quản lý dự án và tiến hành đấu thầu. Ảnh hưởng xấu quản lý về sau.

Quản lý kém dẫn đến không chi hết dự toán. Nguồn thu thường không ổn định gây giảm đầu tư và thanh toán chậm. Hình thành một số dự án đi kèm với khai thác tài nguyên.

Điều chỉnh dự

án

Có cơ chế chi tiết xem xét việc có nên tiếp tục dự án hay không nếu chi phí tăng cao.

Phụ thuộc vào quyết định nhà tài trợ.

Thiếu cơ chế tái xem xét dự án chi phí tăng cao do nguyên nhân quản lý kém.

Vận hành dự

án

Danh sách quản lý tài sản toàn diện, tin cậy và được kiểm toán độc lập

Chuyển giao tài sản không đi kèm với đăng bộ tài sản, ngân sách vận hành và bảo trì thiếu do chi thường xuyên không được kết nối vào ngân sách và tài khóa.

Đăng bộ tài sản không đầy đủ. Thiếu kinh phí vận hành và bão dưỡng do không gắn với ngân sách chi thường xuyên.

Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án

Tập trung nhiều vào đánh giá tác động. Dự án hoàn thành được kiểm toán bởi cơ quan cấp cao.

Phụ thuộc vào đánh giá của nhà tài trợ, không sử dụng đánh giá dựa vào hiệu quả để cải thiện khả năng lập và thực hiện dự án.

Hầu như không có đánh giá tác động do thiếu nhu cầu và khả năng thực hiện.

Nguồn: Petrie, Murray (2010). “Promoting Public Investment Efficiency: A Synthesis of Country Experiences”

Dựa trên các nghiên cứu tình huống về ĐTC của WB, tác giả Brumby (2008) đưa ra một bảng so sánh về hiệu năng (efficiency) và hiệu quả (effectivenss) của quản lý ĐTC ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam (xem bảng 3.3). Nhìn vào sự so sánh này, có thể thấy chất lượng của tất cả các khâu

trong quy trình quản lý ĐTC ở Việt Nam đều từ mức trung bình trở xuống, trong đó cơ sở tới 5/8 khâu ở mức yếu và kém. Việc khắc phục yếu kém ở các khâu này vì vậy phải trở thành ưu tiên quan trọng trong nỗ lực tái cơ cấu ĐTC nói chung cũng như cải thiện hiệu quả ĐTC nói riêng ở Việt Nam.

Bảng 3.4: So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam với một số nước khác

Các chức năng quản

lý đầu tư công Chile Ireland

Hàn

Quốc Brazil Belarus

Trung Quốc Việt Nam Nigeria Định hướng, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu Thẩm định dự án Đánh giá độc lập đối với thẩm định Lựa chọn và lập ngân sách dự án Triển khai dự án Điều chỉnh dự án Vận hành dự án Đánh giá và kiểm toán sau khi hoànt hành dự án

Nguồn: Brumby, J. (2008). Efficient Management of Public Investment: An Assessment Framework. Presentation for World Bank/KI Conference. Seoul: 20-21 November.

Ghi chú: Ký hiệu màu sắc được quy ước như sau:

3.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

3.4.2.1. Trung Quốc

Nhờ kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách về ĐTC, sau một thời gian ngắn, Trung Quốc đã hoàn thành công nghiệp hóa nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy iến bộ xã hội. Những năm cuối 1970, Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, ứng phó thành công với khủng hoảng tiền tệ châu Á (1997), đặc biệt là đưa quy mô nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản chỉ sau Mỹ năm 2010. Mức tăng trưởng từ năm 1997-2008 bình quân trên 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2018 là 7,1% so với mức tăng trưởng trung bình toàn cầu là 2,6% và 4% của các nền kinh tế đang phát triển.

3.4.2.2. Hàn Quốc

Hầu hết các các dự án ĐTC đều tập trung vào các lĩnh vực sau: cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, giao thông, thông tin và công nghệ thông tin; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo (bao gồm trường học và giáo viên); khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ xanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển bền vững.

3.4.2.3. Nhật Bản

Nhằm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước, từ giữa năm 2010, Chính phủ Nhật Bản thực hiện Chiến lược quản lý tài khóa, trong đó đề ra các mục tiêu củng cố tình hình tài khóa chặt chẽ. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ ngân sách trung ương và địa phương. Kết quả là đến năm 2015, tổng thâm hụt ngân sách của Chính phủ

ở cấp Trung ương và địa phương được cắt giảm một nửa so với năm 2010 và dự kiến chuyển sang thặng dư ngân sách vào năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)