7. Kết cấu của luận văn
1.1.1.2 Đặc điểm thanhtra việc chấp hành chính sách, pháp luật
* Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật có đầy đủ những đặc điểm cơ bản của thanh tra nói chung sau đây:
3
Là loại hình thanh tra được thành lập ở hầu hết các nước trên thế giới như Pháp, Đức, Anh, Nhật, Bỉ, Ai Cập…và được tổ chức ở các bộ, ngành nhằm bảo đảm cho pháp luật, các chính sách quản lý điều hành của các bộ, ngành được thực hiện nghiêm chỉnh. Thanh tra chuyên ngành có thể tồn tại song song với các loại hình thanh tra khác.
Một là, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật gắn liền với quản lý Nhà nước. Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, quy định về tổ chức, quyết định và kết luận thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từ phía các cơ quan thanh tra). Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lý Nhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền.
Quản lý Nhà nước và thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, có điểm chung là nhân danh quyền lực Nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý. Song xem xét theo cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là chức năng, là công cụ, phương tiện để quản lý Nhà nước. Các cơ quan thanh tra Nhà nước là bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, là công cụ đắc lực để giữ gìn, bảo vệ và tăng cường trật tự, kỷ cương quản lý, là chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng có tính độc lập tương đối với cơ quan quản lý.
Hai là, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Thanh tra phải được Nhà nước sử dụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý và chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan Nhà nước nên thanh tra luôn luôn mang tính quyền lực Nhà nước. Thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó.
Luật Thanh tra năm 2010 quy định: Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật” (Điều 5 Luật Thanh tra năm 2010).
Tính quyền lực Nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ, các cơ quan thanh tra nhà nước có quyền hạn được xác định và khả năng thực hiện những quyền hạn đó. Nó được cụ thể hoá trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra, phương thức tiến hành thanh tra, xử lý kết quả thanh tra, quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượng bị thanh tra...
Ba là, thanh tra có tính độc lập tương đối.
Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra. Đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lý Nhà nước. Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lý Nhà nước khác, các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
* Những đặc điểm riêng biệt của thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật:
Trước tiên, một lần nữa cần khẳng định rằng thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật là thanh tra hành chính.
Đây là hoạt động thanh tra do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành, bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan thanh tra Nhà nước, chẳng hạn như: Chính phủ; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp; thanh tra các cấp, các ngành tiến hành.
Thứ hai, đối tượng của thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật là các cơ quan, tổ chức cá nhân trực thuộc. Chẳng hạn như bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành thanh tra đối với các sở, ngành cấp tỉnh; Thanh tra cấp huyện tiến hành các hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thứ ba, nội dung thanh tra nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc. Nó thể hiện quan hệ trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát giữa cấp
trên với cấp dưới, giữa cơ quan có thẩm quyền với đối tượng trực thuộc chịu sự quản lý. Mục đích là nhằm xem xét, đánh giá trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân có tuân thủ các quy định của pháp luật không. Mặt khác, còn nhằm xem xét, đánh giá về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao mang tính kế hoạch, chỉ đạo, điều hành giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới có thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng đắn hay không.
Thứ tư, việc tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật dưới hai hình thức: thanh tra theo chương trình kế hoạch và thanh tra đột xuất. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra là hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, định kỳ, có tính chất chủ động, được xây dựng và phê duyệt căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác của cơ quan quản lý cùng cấp và hướng dẫn của cơ quan