7. Kết cấu của luận văn
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thanhtra
Để khắc phục những bất cập và hạn chế, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, cần sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra năm 2010 cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành (các nghị định của Chính phủ, thông tư của Thanh tra Chính phủ), các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thanh tra. Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản trên cần tập trung vào các nội dung sau:
- Pháp luật thanh tra cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn trong việc phân cấp, phân quyền các nội dung, nhiệm vụ thanh tra để tránh sự hiểu và thực hiện khác nhau và tránh việc trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Cần quy định về tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan thanh tra có tính độc lập cao hơn để cơ quan thanh tra hoạt động độc lập, chủ động và có đủ thẩm quyền trong việc kết luận và xử lý các vi phạm.
- Bổ sung quy định cụ thể về tổ chức thẩm định và quy trình thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra; quy định hướng dẫn việc xử lý trong trường hợp ý kiến thẩm định khác với các nội dung kết luận thanh tra nhằm chỉ ra những điểm bất hợp lý, đưa ra những đề xuất, kiến nghị có cơ sở pháp lý vững chắc, giúp người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh chính xác, khách quan, đúng pháp luật.
- Bổ sung các chế tài, biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, các quy định về chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra; quy định cụ thể về thời gian thực hiện các kết luận thanh tra đối với từng cấp, từng cơ quan và chế độ thông tin báo cáo giữa các cơ quan.
- Bổ sung quy định về điều kiện đảm bảo hoạt động của lực lượng thanh tra cấp huyện về biên chế tối thiểu, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị; chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp, thẻ, trang phục và chế độ đặc thù đối với người được giao thực hiện chức năng thanh tra cấp huyện.