7. Kết cấu của luận văn
3.3.2.2 Tăng cường nguồn nhân lực và trang thiết bị đảm bảo thực thi công vụ
Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra trở thành nhiệm vụ thường xuyên của Thanh tra Chính phủ, có ý nghĩa quan trọng phát triển và nâng cao nguồn nhân lực, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức thanh tra; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức.
Hai là, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng công chức trong ngành thanh tra. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần thiết kế theo hướng chuyên sâu vào các chương trình giảng dạy, đặt ra nhiều tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của công chức, việc
truyền đạt tri thức mang tính đa chiều, gắn liền với thực tế, có điều kiện tổ chức thực hành kỹ năng nghiệp vụ trên nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội.
Ba là, xác lập và nâng cao địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra; xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Bốn là, công tác thi tuyển cán bộ, công chức làm công tác thanh tra phải đảm bảo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp với chuyên môn, đúng các yêu cầu đề ra theo vị trí việc làm. Việc tổ chức thi tuyển công khai, minh bạch để tuyển dụng đúng những người có năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, yêu ngành, yêu nghề, tránh gây tình trạng tuyển dụng lỏng lẻo dẫn đến quá trình làm việc không đạt hiệu quả, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng thanh tra.
Năm là, cần quy định, hướng dẫn về thu hồi tiền đối với các trường hợp thu về tài khoản tạm giữ của cơ quan tiến hành thanh tra và tài khoản Kho bạc Nhà nước. Thông tư số 327/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính về quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thư hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước không quy định kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra cuối năm. Bên cạnh đó, với các đơn vị là Thanh tra cấp huyện, việc sử dụng kinh phí được trích thiếu tính chủ động, thiếu tính độc lập và bị phụ thuộc vào cơ quan chủ quản.
3.3.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi kết luận, kiến nghị thanh tra Thứ nhất, quá trình thực hiện kết luận thanh tra cần sự phối hợp, vào cuộc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra. Tăng cường kiểm tra đôn đốc của Thủ trưởng cơ quan cấp trên đối với Thủ trưởng cơ quan cấp
dưới, thường xuyên tiến hành kiểm tra theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, xử lý người có hành vi phạm. Đây là chủ thể có tầm quan trọng rất lớn trong việc tác động, chỉ đạo việc thực hiện và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra, xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra đều có trách nhiệm trong việc để xảy ra các hành vi vi phạm trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thực hiện Kết luận thanh tra: Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đối tượng thực hiện các kết luận thanh tra trong việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra.
Thứ hai, quá trình thực hiện kết luận thanh tra phải có sự phối hợp của các cơ quan liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng thanh tra để xử lý các đối tượng thanh tra có biểu hiện trốn tránh, chây ỳ không chịu thực hiện các kiến nghị trong kết luận thanh tra, nhất là quyết định xử lý thu hồi tiền. Trong quá trình thực hiện, phải có sự phối hợp giữa cơ quan Thanh tra với cơ quan quản lý nhà nước; giữa cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dưới, giữa cơ quan Thanh tra với các cơ quan: Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ban Nội chính Thành ủy để trao đổi thông tin, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Ví dụ như phối hợp giữa cơ quan Thanh tra với các cơ quan Tài chính – Kế hoạch trong việc tạm dừng việc cấp vốn có nguồn gốc từ ngân sách cho đối tượng thanh tra thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản; không cho tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu, không phê duyệt dự án đầu tư mới với đối tượng thanh tra chưa thực hiện đầy đủ các kiến nghị thanh tra; cơ quan truyền thông trong việc công khai danh tính đối tượng thanh tra chưa thực hiện, thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra.
Thứ ba, việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, bằng nhiều hình thức, như: Gọi điện thoại, ban hành văn bản và làm việc trực tiếp với các đối tượng thanh tra để nắm bắt khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện kiến nghị; thông báo cho các cơ quan quản lý, cơ quan có liên quan đến đối tượng thanh tra khi đối tượng thanh tra trốn tránh, chây ỳ thực hiện kết luận thanh tra. Đồng thời, trong thời gian tiến hành
thanh tra cần thực hiện các biện pháp phát hiện sai phạm đến đâu, làm rõ thấu đáo và quyết định xử lý thu hồi ngay tài sản Nhà nước bị thất thoát đến đó, không đợi đến khi có kết luận thanh tra mới xử lý. Gắn trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra cũng như vai trò lãnh đạo của người ra quyết định thanh tra với công tác xử lý sau thanh tra.
Thứ tư, tổ chức tuyên truyền, giáo dục phổ biến rộng rãi các qui định của pháp luật đến các đối tượng thanh tra và các bên liên quan để những thành phần này có sự hiểu biết phạm vi, quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm của mình khi thực hiện các Kết luận thanh tra; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối thoại giải đáp kịp thời các khó khăn vướng mắc về pháp luật cho người dân, đơn vị, công chức để mọi người tự nguyện tuân thủ đúng pháp luật.
Thứ năm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra. Người ra quyết định thanh tra có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện cuộc thanh tra, từ việc ra quyết định thanh tra, chỉ đạo quá trình thanh tra đến xây dựng báo cáo, kết luận thanh tra. Người ra quyết định thanh tra thực hiện chỉ đạo và giám sát suốt quá trình diễn ra cuộc thanh tra. Trên cơ sở báo cáo kết quả hoạt động thanh tra, người ra quyết định thanh tra ra văn bản Kết luận thanh tra, bảo đảm chất lượng của Kết luận thanh tra. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên của việc thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Vì các kết luận, kiến nghị có đúng, phản ánh khách quan kết quả thanh tra mới làm cho đối tượng thanh tra “tâm phục khẩu phục” và dư luận đồng tình, như vậy mới tạo cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Có thể nói, người ra quyết định thanh tra có vai trò quan trọng, xuyên suốt quá trình tiến hành cuộc thanh tra và tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Vì vậy, trong thời gian tới cần đề cao vai trò và trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra.
Có thể nói, hoạt động thanh tra đang ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý, thanh tra là bộ phận không thể rời của công tác lãnh đạo. Vì vậy, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra đang là đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết của ngành thanh tra, trong đó việc thực thi có hiệu quả kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra có vai trò hết sức quan trọng, quyết định hiệu lực hiệu quả của công
tác thanh tra, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách nền hành chính theo hướng phục vụ đồng thời với việc hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra đòi hỏi tất yếu là hoạt động thanh tra cần phải làm tốt vai trò của mình, kết quả hoạt động thanh tra phải có chất lượng tốt và những kết quả đó cần phải được phát huy rộng rãi.
KẾT LUẬN
Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước là hoạt động thanh tra hành chính do các cơ quan thanh tra có thẩm quyền thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về ĐTXD có sử dụng NSNN. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN góp phần đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực ĐTXD; góp phần giữ gìn trật tự, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế trong lĩnh vực ĐTXD và quản lý vốn NSNN, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
Hiện nay, ĐTXDCB được thực hiện với số lượng lớn dự án, công trình với tổng mức đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn NSNN. Bên cạnh những thành tựu là những bất cập về ĐTXDCB có sử dụng NSNN là vấn đề được xã hội quan tâm. Nhiều vấn đề nảy sịnh trong ĐTXDCB đang ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả sử dụng NSNN, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh kịp thời, mà thanh tra là một công cụ quản lý hiệu quả của Nhà nước.
Pháp luật về thanh tra trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN là phương tiện thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác thanh tra; công tác ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Các quy định pháp luật về thanh tra trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN hiện hành đó tạo sự độc lập, chủ động hơn cho các cơ quan thanh tra; góp phần tháo gỡ kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý ĐTXD. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, pháp luật về thanh tra trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập đòi hỏi cần phải có những giải pháp hoàn thiện.
Hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN phải đáp ứng được những yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân, vì dân; sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và điều kiện tăng cường hợp tác quốc tế; thúc đẩy sự phát triển và ổn định của xã hội. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu xây dựng,
kiện toàn bộ máy, quy chế tổ chức và hoạt động cơ quan thanh tra các cấp; Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp luật về thanh tra ĐTXDCB có sử dụng NSNN; Tăng cường nguồn nhân lực và trang thiết bị đảm bảo thực thi công vụ cho đội ngũ Thanh tra viên và cán bộ, công chức cơ quan thanh tra đó chính là các giải pháp tối ưu nhằm hướng tới mục tiêu của hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN.
Vì vậy, để phát huy được hiệu quả của các giải pháp trên chúng phải nghiên cứu một cách toàn diện, bổ sung, sửa đổi khắc phục những hạn chế, bất cập của các văn bản pháp luật và thực tiễn thực hiện chúng trong thời gian tới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Bùi Thị Thúy Hà, Xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17 (369) Kỳ 1 - Tháng 9/2018, tr. 43-47 và tr. 64.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Quang Bắc, Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2017.
2. Nguyễn Huy Chí, Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2016.
3. Lê Văn Lương, Tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên năm 2016.
4. Nguyễn Thanh Mộng, Pháp luật về Thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật, năm 2012.
5. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 2012, tr. 1170.
6. Nguyễn Sanh Phúc, Từ điển Anh – Anh – Việt, Nhà xuất bản Đồng Nai, Đồng Nai 1994.
7. Phan Văn Sáu, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, số 888 (10/2016), tr.3-tr.7.
8. Nguyễn Văn Vinh, Tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh, đầu tư hạ tầng đô thị, ổn định an sinh, xã hội,Quảng Ninh 50 năm hội tụ và lan tỏa, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Quảng Ninh năm 2013.
9. Nguyễn Xuân Yêm - Nguyễn Hòa Bình- Bùi Minh Thanh, “Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2007. 10.Kiểm toán Nhà nước khu vực VI, Thông báo kết quả kiểm toán tại Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh năm 2018.
11.Kiểm toán Nhà nước khu vực VI, Thông báo kết quả kiểm toán ngân sách địa phương năm 2017 của thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh năm 2018.
12.Trường Cán bộ thanh tra, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chương trình thanh tra viên, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội 2017.
13.Trường Cán bộ thanh tra, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chương trình thanh tra viên chính, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội 2017.
14.Thanh tra Chính phủ, Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra, Hà Nội năm 2017.
15.Thanh tra Chính phủ, Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao BT , hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội năm 2017.
16.Thanh tra Chính phủ, Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội năm 2017.
17.Thanh tra Chính phủ, Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2017.
18.Thanh tra Sở Xây dựng, Kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và thiết kế - dự