Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng

ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư công, bao gồm: rà soát, sửa đổi toàn bộ vướng mắc, bất hợp lý của Luật Đầu tư công và các văn bản có liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, đưa nguồn vốn đầu tư công vào nền kinh tế, kích thích tăng trưởng và phát triển. Thực hiện phân cấp, phân quyền cao trên tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương.

Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và pháp luật trong quản lý chất lượng công tác quản lý ĐTXDCB có sử dụng NSNN ở tất cả các bước của quá trình đầu tư xây dựng, đặc biệt cần tiếp tục cải cách khâu thẩm định và giám sát đánh giá chương trình, dự án ĐTXDCB nhằm phát huy hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn như trong Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế đảm bảo đến năm 2019 đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN-4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công”. Kiện toàn, sắp xếp lại các ban quản lý dự án, đảm bảo đủ năng lực, thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp, hoạt động theo mô hình tư vấn quản lý dự án. Hạn chế các chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, công trình. Trường hợp không đủ năng lực quản lý dự án thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của Luật Xây dựng.

Thứ ba, các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư và giá trong lĩnh vực xây dựng của các ngành kinh tế, kịp thời cập nhập, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung khi đã thi công các dự án, công trình; để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đầu tư công. Tăng cường rà soát, sửa đổi, bổ sung nhũng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng lạc hậu, không phù hợp; nghiên cứu ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông lệ quốc tế; hoàn thiện, bổ sung hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xác định chi phí dự án như xuất vốn

ĐTXD công trình, chỉ tiêu khái toán...; Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành theo hướng Nhà nước quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật, thị trường quyết định giá cả để phù hợp thực tế thi công xây dựng và thông lệ quốc tế, tiến tới thực hiện giá cả xây dựng theo thị trường12

.

Thứ tư, nghiên cứu để thống nhất đầu mối quản lý ngân sách Nhà nước về vốn đầu tư XDCB chỉ nên giao cho một cơ quan thực hiện (cơ quan Tài chính hoặc cơ quan Kế hoạch). Như vậy, vừa đảm bảo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện, quy về một đầu mối chịu trách nhiệm chính; đồng thời chu trình ngân sách sẽ được thực hiện thống nhất, khép kín bởi một cơ quan từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)