Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Dưới góc độ kinh tế, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2014 nêu: Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. Hay nói cách khác theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn

lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Dưới góc độ luật học, đầu tư được hiểu là “việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư” (Khoản 1, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2005). Trong đầu tư có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Theo Điều 4, Luật Đầu tư công năm 2014: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây tư vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.

Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp, theo cách tiếp cận nào thì đầu tư cũng được hiểu một nghĩa chung là việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.

Xây dựng là việc sử dụng vốn để tạo mới các công trình phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội như: cầu, đường, nhà máy, xí nghiệp, các công trình thủy lợi, cơ quan, trường học, bệnh viện…Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác (Khoản 10, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014). Công trình xây dựng đồng thời cũng là kết quả sử dụng vốn cho công trình xây dựng.

Xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định và có tính chất xây dựng như xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, cơ quan, trường học, nhà văn hóa…để phục vụ phát triển.

Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và cho các hoạt động khác nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế có ảnh hướng lớn đến nhịp độ phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Do vậy ĐTXDCB là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. ĐTXDCB của Nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước đã dành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho ĐTXDCB. ĐTXDCB của Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động ĐTXDCB của nền kinh tế ở Việt Nam. ĐTXDCB của nhà nước đã tạo ra nhiều công trình, nhà máy, đường giao thông,… quan trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả ĐTXDCB của Nhà nước ở nước ta còn thấp thể hiện trên nhiều khía cạnh như: đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng ... Đây là lĩnh vực rất phức tạp nên cần phải được quản lý một cách chặt chẽ dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ, đảm bảo huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với mức chi phí hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, môt trường…

ĐTXDCB trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế. Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Hoạt động xây dựnggồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Chính vì vậy, ĐTXDCB là lĩnh vực bao gồm nhiều giai đoạn được tiến

hành theo trình tự thống nhất rất chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)