Giải pháp hoàn thiện về nội dung và hình thức của pháp luật về thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1Giải pháp hoàn thiện về nội dung và hình thức của pháp luật về thanh

hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Đồng thời, cần nhanh chóng xây dựng những thiết chế phối hợp mới để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra ĐTXDCB, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về thanh tra ĐTXDCB có sử dụng NSNN; khẩn trương sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động của các cơ quan thanh tra. Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện về nội dung và hình thức của pháp luật về thanh tra thanh tra

Thứ nhất, cần nghiên cứu quy định cụ thể thời gian phê duyệt kế hoạch thanh tra của từng cấp, cụ thể cần điều chỉnh thời gian phê duyệt và ban hành Kế hoạch thanh tra hàng năm theo hướng tăng thời hạn thực hiện của địa phương so với Trung ương. Để đảm bảo đúng thủ tục, hạn chế chồng chéo và đúng định hướng thì định hướng chương trình thanh tra phải được phê duyệt sớm hơn và cấp trên phê duyệt trước cấp dưới. Quy định cụ thể việc xử lý chồng chéo, trùng lắp trong Kế

12

Nguyễn Xuân Yêm - Nguyễn Hòa Bình- Bùi Minh Thanh, “Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2007, Tr.563-564

hoạch thanh tra giữa các bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp tỉnh và cấp huyện; quy định xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm toán, nhất là doanh nghiệp13

.

Thứ hai, cần nghiên cứu để luật hóa quy định giám sát hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo tính khả thi, không hình thức. Đồng thời quy định cụ thể vấn đề thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện. Việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra là cần thiết nhằm đảm bảo kết luận thanh tra được chính xác, khách quan, khả thi. Nên chăng khi xây dựng kế hoạch và triển khai một cuộc thanh tra, chúng ta cần thành lập tổ thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra bao gồm các thành viên là trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra, đại diện các cơ quan, đơn vị chuyên môn liên quan như: Tài chính, Quản lý đô thị…. Bổ sung quy định điều chỉnh nội dung kết luận thanh tra như căn cứ, thẩm quyền, hình thức ban hành14

.

Thứ ba, hoàn thiện quy định về thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, trong đó bổ sung các biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt về cho Nhà nước; quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện; trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và chế tài xử lý. Ví dụ như phối hợp giữa cơ quan Thanh tra với các cơ quan Tài chính trong việc tạm dừng việc cấp vốn có nguồn gốc từ ngân sách cho đối tượng thanh tra thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản; cơ quan Kế hoạch và Đầu tư trong việc không cho tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu, không phê duyệt dự án đầu tư mới với đối tượng thanh tra chưa thực hiện đầy đủ các kiến nghị thanh tra; Kho bạc Nhà nước phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; cơ quan truyền thông trong việc công khai danh tính đối tượng thanh tra chưa thực hiện, thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra …

Để tăng cường tính chủ động của cơ quan thanh tra, đồng thời, kịp thời xử lý đối với những hành vi vi phạm, cần nghiên cứu, xây dựng định chế về việc trao cho

13

Xem lại Chương 2, Tr.60-61

14

cơ quan thanh tra quyền khởi tố ban đầu đối với vụ việc có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến mức độ phải xử lý hình sự. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thanh tra phải chuyển sang thực hiện quyền điều tra sơ bộ vụ án để làm rõ, củng cố hồ sơ, tài liệu, kết luận ban đầu và có quyền quyết định khởi tố vụ án, tương tự như cơ quan kiểm lâm, hải quan, biên phòng... Sau đó, cơ quan thanh tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Khi tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và củng cố thêm chứng cứ đề nghị truy tố trước pháp luật. Đồng thời, xác định cụ thể trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu của tội phạm mà không quyết định khởi tố15

.

Thứ tư, tiếp tục rà soát, soạn thảo, phối hợp soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra ĐTXDCB có sử dụng NSNN không chỉ dừng lại ở việc xây dựng, ban hành các văn bản liên quan mà cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật nói chung, trước hết là pháp luật có liên quan đến lĩnh vực thanh tra ĐTXD. Sau đó cần nghiên cứu, bổ sung, xây dựng các quy định liên quan. Cụ thể như sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật để tránh chồng chéo, chưa đồng bộ giữa Luật xây dựng, Luật Đầu tư công với các ngành luật khác như Luật Ngân sách, Luật Đấu thầu và một số điều luật tại các Nghị định có liên quan16

. Chẳng hạn, trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thiếu sự thống nhất về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính (12 tháng hoặc 24 tháng), thời hiệu xử lý kỷ kỷ luật (24 tháng) và thời kỳ thanh tra (thông thường 3-5 năm), do đó, nhiều hành vi vi phạm phát hiện qua thanh tra đã quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy cần có quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong việc vi phạm pháp luật về thanh tra, về việc xử lý trong trường hợp đối tượng thanh tra không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác hoặc cố tình trì hoãn cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội

15

Xem lại Chương 2, Tr.61-62

16

dung thanh tra và thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra hay việc xác định có cần hay không một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, tương tự như cơ quan thi hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 82)