7. Kết cấu của luận văn
3.3.2.1 Xây dựng, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanhtra cấp
Mục tiêu của Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương; tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra, nhất là các cơ quan thanh tra hành chính cấp huyện cần phải được kiện toàn, đổi mới nhằm đảm bảo tinh gọn, thống nhất, hoạt động hiệu quả, cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy các cơ quan thanh tra Nhà nước cấp huyện cần được xây dựng tập trung, thống nhất theo cấp hành chính gồm 2 cấp, cấp Trung ương và cấp tỉnh; cơ quan thanh tra cấp huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của thanh tra cấp tỉnh. Trường hợp thực hiện hợp nhất cơ quan Ủy ban kiểm tra và Cơ quan Thanh tra thì phải thực hiện thống nhất việc hợp nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng thanh tra nói riêng và các cơ quan, đơn vị Kiểm tra – Thanh tra sau khi thực hiện hợp nhất nói chung; khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ để một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính nhưng vẫn đảm bảo tính
độc lập để tránh việc cơ quan thanh tra phụ thuộc quá nhiều vào thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp.
Thứ hai, đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra với nhau và với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Cơ quan thanh tra hành chính cấp huyện chuyển sang thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức; đề xuất hoàn thiện về cơ chế, chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực.
Thứ ba, tuyển dụng đủ biên chế cho các cơ quan thanh tra cấp huyện nhằm từng bước khắc phục tình trạng quá tải trong công việc nhất là ở các huyện, thị xã, thành phố lớn hiện nay. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thanh tra, đảm bảo điều kiện về trình độ, kỹ năng khi tiến hành thanh tra.
3.3.2.2 Tăng cường nguồn nhân lực và trang thiết bị đảm bảo thực thi công vụ cho đội ngũ Thanh tra viên và cán bộ, công chức cơ quan thanh tra