Thanhtra công tác chuẩn bị đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Thanhtra công tác chuẩn bị đầu tư

Các cơ quan, đơn vị là nhà thầu và chủ đầu tư đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị đầu tư như: khảo sát, đánh giá tính khả thi của các công trình, lập hồ sơ thiết kế và dự toán công trình; phân công cán bộ giám sát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền thẩm định và quyết định phê duyệt. Sau khi có đủ các điều kiện triển khai, các đơn vị tiến hành lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng xây dựng, tổ chức thi công theo quy định. Công tác thẩm định và phê duyệt chủ chương đầu tư các công trình XDCB đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; các công trình không lập dự án đầu tư mà chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, trên thực tế trong thanh tra giai đoạn chuẩn bị đầu tư XDCB có sử dụng NSNN, các vi phạm chủ yếu xảy ra khi ra quyết định đầu tư.

Quyết định đầu tư là một trong những hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Theo quy định tại Khoản 27, Điều 3, Luật Xây dựng, người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng”. Đồng thời, Luật Đầu tư công năm 2014 cũng đã quy định thẩm quyền ra quyết định đầu tư tương ứng với từng mức độ của dự án nhóm A, B, C theo xu hướng phân cấp cho chính quyền địa phương đến cấp xã. Quyết định đầu tư một số dự án, công trình đã quá khả năng bố trí nguồn vốn dẫn đến tình trạng không bố trí được đủ nguồn vốn cho các dự án công trình đã được quyết định đầu tư. Việc giao vốn chậm so với quy định, việc cân đối vốn NSNN từ Trung ương, tỉnh và địa phương không kịp thời (giao sau ngày 31 tháng 12 năm trước). Một số chủ đầu tư là các phường, xã giao và điều chỉnh kế hoạch vốn vào cuối năm dẫn đến

một số dự án công trình không thực hiện được và có trường hợp phải chuyển sang kế hoạch năm sau như: công trình cải tạo, nâng cấp đường Cầu Chanh – Liên Vị qua phường Nam Hòa; cải tạo kênh tiêu môi trường, xử lý ngập úng kênh Hồ Đình – Dọc Cừ khu 3+4;...

Vi phạm do không tuân thủ thứ tự ưu tiên trong thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành; công trình chuyển tiếp; các công trình xây dựng nông thôn mới; chi bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác quản lý đất đai, vệ sinh môi trường nhưng vẫn bố trí vốn cho các công trình khởi công mới nên tình hình giải ngân, thanh toán vốn NSNN chi cho ĐTXDCB vẫn còn nợ đọng nhiều hàng năm. Theo báo cáo quyết toán công tác ĐTXDCB từ NSNN của thị xã Quảng Yên thì nợ XDCB năm 2015 của thị xã là 192.151 triệu đồng; năm 2016 là 103.859 triệu đồng.

Riêng năm 2017, theo Thông báo kết quả kiểm toán ngân sách địa phương năm 2017 của thị xã Quảng Yên số 357/TB-KTNN KV VI ngày 20/8/2018 thì thị xã còn cấp trả nợ cho các công trình do cấp xã làm chủ đầu tư 10.087 triệu đồng; chưa phân bổ chi tiết đến từng công trình đối với nguồn vốn hỗ trợ các phường theo cơ chế của thị xã thanh toán nợ đọng XDCB số tiền 10.595 triệu đồng; chi đầu tư xây dựng nông thôn mới số tiền 7.166 triệu đồng; hỗ trợ công trình phòng, chống úng lụt, chỉnh trang đô thị, môi trường năm 2017 là 4.000 triệu đồng, hỗ trợ vật liệu công trình hạ tầng kỹ thuật tại các phường 3.000 triệu đồng. Việc bố trí vốn chưa đảm bảo thanh toán dứt điểm nợ đọng, trong khi đó bố trí vốn cho các công trình khởi công mới theo Quyết định số 6526/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 là 79.365 triệu đồng, còn để dự phòng đầu tư 3.965 triệu đồng, không đúng quy định của Luật Ngân sách. Còn một số chủ đầu tư phát sinh nợ cao so với kế hoạch vốn bố trí: UBND phường Quảng Yên khởi công mới 03 công trình (Hệ thống thoát nước khu dân cư phía bắc Nguyễn Bình Khiêm; sửa chữa và lát nền trụ sở UBND; nâng cấp đường và cống thoát nước khu 5) làm phát sinh nợ đọng 1.612 triệu đồng; phường Phong Hải phát sinh nợ công trình chuyển tiếp 3.304 triệu đồng; UBND xã Liên Hòa nợ phát sinh năm 2017 là 474 triệu đồng… Việc phát sinh nợ đọng chủ yếu là các công trình cấp bách, chuyển tiếp không có điểm dừng kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)