Đặc điểm pháp luật thanhtra việc chấp hành chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2Đặc điểm pháp luật thanhtra việc chấp hành chính sách, pháp luật

trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

Pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và là một nội dung cụ thể trong lĩnh vực, ngành luật thanh tra nói riêng. Pháp luật về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN là mối liên hệ chặt chẽ giữa các quy định về thanh tra với các quy định về đầu tư, xây dựng, tài chính, các quy định về quản lý Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức…Sự vi phạm các nguyên tắc, quy định pháp luật trong hoạt động thanh tra ĐTXDCB có sử dụng NSNN có trường hợp có nguy cơ dẫn đến hậu quả không khắc phục được hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân. Khi nghiên cứu về pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN, có thể thấy rằng:

Thứ nhất, đặc điểm về hình thức: Pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước. Nguồn của pháp luật cho hoạt động thanh tra rất phong phú và đa dạng. Các quy định của pháp luật về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN không chỉ thể hiện ở các văn bản pháp luật chuyên ngành thanh tra (như Luật Thanh tra, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật) mà còn thể hiện ngay trong các văn bản pháp luật khác có liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Tổ chức chính quyền địa phương,

Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức,... ở và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này.

Thứ hai, đặc điểm về nội dung: Pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN là tổng thể các quy phạm pháp luật phản ánh đặc thù của thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN, là các quy tắc hành vi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thanh tra ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN có thể chia thành ba nhóm nội dung theo trình tự thực hiện ĐTXD: (1) Giai đoạn chuẩn bị thực hiện ĐTXD; (2) Giai đoạn thực hiện ĐTXD; (3) Giai đoạn kết thúc ĐTXD. Các nội dung của pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN nhằm đảm bảo cho các công trình xây dựng cơ bản có sử dụng NSNN được tiến hành đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo khối lượng, chất lượng, phát huy được mục đích và hiệu quả sử dụng của công trình xây dựng, đồng thời phát huy được hiệu quả sử dụng vốn NSNN, góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động quản lý vốn NSNN.

Thứ ba, đặc điểm về phạm vi tác động, đối tượng điều chỉnh: Đối tượng của thanh tra việc chấp hành, chính sách pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân sử dụng NSNN để tiến hành các hoạt động ĐTXDCB bao gồm: (1) Dự án được thanh tra và chủ đầu tư; (2) các tổ chức, cá nhân có liên quan5. Chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương như Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan hành chính bằng hành vi của mình đảm bảo cho việc ĐTXDCB có sử dụng NSNN đúng pháp luật, đúng tiêu chuẩn chất lượng và khối lượng thi công, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Hoạt động thanh tra việc chấp hành, chính sách pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN không hướng

5

Bao gồm: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; Tư vấn lập dự án đầu tư; Tư vấn thẩm tra, thẩm định Dự án đầu tư; Tư vấn thiết kế, lập dự toán; Tư vấn thẩm tra, thẩm định th1`iết kế, dự toán; Tư vấn lập hồ sơ mời thầu; Tư vấn giám sát; Tư vấn quản lý dự án (nếu có); Tư vấn kiểm tra, thẩm định chất lượng; Nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị

vào các đối tượng là các doanh nghiệp mà hướng vào việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng như hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước.

Thứ tư, đặc điểm về thẩm quyền ra quyết định: Như đã nói ở trên, thanh tra việc chấp hành, chính sách pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN bản chất là thanh tra hành chính nên tại Điều 43 Mục 2 Luật Thanh tra năm 2010 quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính như sau: 1. Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra. 2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra…”

Tuy nhiên, chưa phân rõ quyền hạn của các cơ quan thanh tra về thẩm quyền riêng của mình đối với hoạt động thanh tra. Với Nghị định số 86/2011/NĐCP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra 2010 thể hiện một cách rõ ràng hơn về thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính tại các Điều 19, 20 Mục 1 Chương II Nghị định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch và ra quyết định thanh tra đột xuất6

.

6

“Điều 19. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch: 1. Căn cứ kế hoạch thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.2. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Điều 20. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất: 1. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao. 2. Căn cứ khoản 1 Điều này, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để báo cáo. 3. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. 4. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra”.

Thứ năm, đặc điểm về quy trình: Quy trình thanh tra ĐTXD có sử dụng NSNN bao gồm ba giai đoạn với những công việc cụ thể như sau: Bước 1: Chuẩn bị thanh tra: (1) Thu thập thông tin; (2) Lập báo cáo khảo sát; (3) Lập kế hoạch thanh tra; (4) Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra; (5) Chuẩn bị triển khai thanh tra. Bước 2: Tiến hành thanh tra: (1) Thanh tra về trình tự, thủ tục ĐTXD; (2) Thanh tra việc quyết định đầu tư; (3) Thanh tra về tổng mức đầu tư; (4) Thanh tra việc huy động, bố trí, phân bổ và giải ngân nguồn vốn đầu tư; (5) Thanh tra hiệu quả dự án; (6) Thanh tra về khảo sát; (7) Thanh tra về thiết kế; (8) Thanh tra về dự toán; (9) Thanh tra việc xác định giá gói thầu, trúng thầu, chỉ định thầu; (10) Thanh tra việc xác định giá trị hợp đồng kinh tế; (11) Thanh tra công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành; (12) Thanh tra về công tác thi công xây dựng công trình; (13) Thanh tra về quản lý chất lượng công trình; (14) Thanh tra công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Bước 3: Kết thúc thanh tra: (1) Báo cáo kết quả thanh tra; (2) Xây dựng và công bố kết luận thanh tra; (3) Hoàn tất hồ sơ thanh tra; (4) Tổng kết hoạt động của thanh tra.

Thứ sáu, đặc điểm về thời hạn: Điều 45 Luật thanh tra 2010 quy định về thời hạn thanh tra hành chính như sau: 1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau: a. Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trưởng hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; b. Cuộc thanh tra do Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày; c. Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày, ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa đi lại khó khan thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. 2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. 3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nƣớc tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 45)